Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết về quản lý nợ công

Bộ Chính trị vừa ban hành nghị quyết về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

THCL Bộ Chính trị vừa ban hành nghị quyết về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Nhiều hạn chế, yếu kém

Theo nghị quyết, những năm qua công tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đã có những đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết về quản lý nợ công - Hình 1

Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP

Nghị quyết cũng nêu rõ những hạn chế, yếu kém ở lĩnh vực này, như quy mô thu ngân sách so với GDP giảm nhanh, cơ cấu thu chưa hợp lý, thiếu bền vững. Các nguồn lực đất đai, tài nguyên, công sản chưa được huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả, tình trạng trốn thuế, thất thu và nợ thuế còn nghiêm trọng. 

Nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, vượt khả năng cân đối nguồn lực, thu không đủ chi, tích lũy ngân sách cho đầu tư phát triển thấp. Cơ cấu chi ngân sách chưa hợp lý, tỷ trọng chi thường xuyên tăng cao, chi đầu tư phát triển giảm, tỷ trọng chi ngân sách Trung ương giảm, chi ngân sách địa phương tăng. 

Cân đối ngân sách nhà nước khó khăn, bội chi cao, phải vay đảo nợ, nhiều địa phương chưa có khả năng cân đối ngân sách và điều tiết về ngân sách Trung ương. Nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước ngân sách còn lớn, việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập; thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ. Việc sử dụng ngân sách và vốn đầu tư công còn lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả.

Bộ Chính trị đánh giá, những hạn chế, yếu kém nêu trên do nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công chưa đầy đủ, thống nhất, dẫn đến đổi mới, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách chưa quyết liệt, thiếu nhất quán, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. 

Hệ thống quản lý phí, thuế còn nhiều bất cập, chính sách giá đối với nhiều loại hàng hoá, dịch vụ công thiết yếu chưa theo cơ chế thị trường, còn bao cấp, trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ chi phí khá lớn. 

Ngoài ra, ý thức chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm; việc thực hiện nghĩa vụ thu, nộp ngân sách và quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế, yếu kém. Chức năng, nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước, quản lý đầu tư công, nợ công, còn chồng chéo, chưa gắn trách nhiệm cân đối ngân sách, vay và trả nợ với việc phân bổ, sử dụng vốn đầu tư công. Kỷ cương, kỷ luật tài chính còn bị buông lỏng, công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều bất cập, chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm...

Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP

Mục tiêu tổng quát được nêu tại nghị quyết là cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô...

Các mục tiêu cụ thể là tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, bình quân khoảng 20 - 21% GDP, phấn đấu tổng thu ngân sách bằng khoảng 1,65 lần giai đoạn 2011 - 2015. Trong tổng thu ngân sách nhà nước, tỷ trọng thu nội địa khoảng 84 - 85%, tỷ trọng thu dầu thô và thu xuất nhập khẩu khoảng 14 - 16%; tỷ trọng thu ngân sách Trung ương 60 - 65%. Sau năm 2020, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước so với GDP được duy trì ở mức ổn định, hợp lý.

Tỉ lệ chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 24 - 25% GDP. Trong tổng chi ngân sách nhà nước, tỷ trọng chi đầu tư phát triển khoảng 25 - 26%; tỷ trọng chi thường xuyên dưới 64%; ưu tiên bảo đảm chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia. Sau năm 2020, quy mô chi xác định phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khả năng cân đối nguồn lực, bảo đảm an toàn nợ công.

Mục tiêu tiếp theo là giữ vững an ninh tài chính quốc gia, bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030, xuống khoảng 3% GDP, hướng tới cân bằng thu - chi ngân sách nhà nước. 

Quy mô nợ công hằng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài quốc gia không quá 50% GDP. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Chỉ vay trong khả năng trả nợ

Phần quan điểm chỉ đạo, nghị quyết nêu rõ: cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công phải đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm hiệu quả, toàn diện, công bằng, bền vững, động viên hợp lý các nguồn lực. 

Thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; xác định tiết kiệm là quốc sách hàng đầu; chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp về thu, chi ngân sách nhà nước, sử dụng vốn vay và xử lý nợ công, hạn chế và tiến tới xóa bỏ cơ chế "xin - cho".

Điều chỉnh quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; tiết kiệm chi thường xuyên để tăng tỉ trọng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ trong tổng chi ngân sách nhà nước và giảm bội chi ngân sách nhà nước. Thực hiện huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước gắn với các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế. 

Quan điểm tiếp theo là đổi mới công tác quản lý tài chính - ngân sách nhà nước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền đất nước.

Phần tổ chức thực hiện, nghị quyết giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao chủ trì triển khai thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nợ nước ngoài tự vay, tự trả của các doanh nghiệp, bảo đảm nhất quán với việc quản lý nợ công, nợ quốc gia; đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.