Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ GTVT chi hơn 800 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp đường sắt Hà Nội - Vinh

Bộ GTVT vừa phê duyệt Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM, giao Ban QLDA đường sắt làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng.

Bộ GTVT vừa phê duyệt Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM, giao Ban QLDA đường sắt làm chủ đầu tư. Phạm vi đầu tư là khu đoạn đường sắt với điểm đầu tại ga Hà Nội (Km0+000), điểm cuối tại ga Vinh (Km319+202) với tổng chiều dài dự án gần 320km (phạm vi đầu tư không bao gồm các hạng mục đã được đầu tư trong dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM thuộc gói 7.000 tỷ vốn trung hạn 2016-2020).

Tổng mức đầu tư dự án khoảng 811 tỷ đồng, thực hiện trong 03 năm, từ năm 2022 đến năm 2025.

Thi công cải tạo, nâng cấp kiến trúc tầng trên đường sắt Hà Nội - Vinh
Thi công cải tạo, nâng cấp kiến trúc tầng trên đường sắt Hà Nội - Vinh.

Dự án thực hiện cải tạo, nâng cấp đường sắt quốc gia khổ 1.000mm với các hạng mục: Cải tạo các cầu yếu; Cải tạo kiến trúc tầng trên một số đoạn; Cải tạo bình diện các vị trí có bán kính đường cong nhỏ (R<400m) và một số hạng mục công trình bảo đảm khai thác đồng bộ (cống thoát nước...); Xử lý điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.

Theo Quyết định đầu tư, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án: Năm 2022 khoảng 66 tỷ đồng; Năm 2023 khoảng 217 tỷ đồng; Năm 2024 khoảng 289 tỷ đồng và năm 2025 khoảng 239 tỷ đồng.

Dự án triển khai thi công trên địa bàn các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Diện tích sử dụng đất khoảng 19,46 ha, trong đó trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khoảng 11,9 ha, trên địa bàn tỉnh Nghệ An khoảng 7,56 ha.

Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gần 56 tỷ đồng. Tuy nhiên tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án riêng, do UBND các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An tổ chức thực hiện.

Theo ông Hoàng Gia Khánh - Phó TGĐ Tổng công ty Đường sắt VN: Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM vốn trung hạn 2021-2025 có thể coi là giai đoạn đầu tư tiếp theo dự án nâng cấp, cải tạo đoạn này vốn trung hạn 2016-2020 (gói 7.000 tỉ). Với cả 2 dự án này, mục tiêu nâng tốc độ chạy tàu toàn tuyến, rút ngắn hành trình không được đặt ra. Tuy nhiên chắc chắn sau khi dự án hoàn thành sẽ cải thiện được tốc độ chạy tàu một số khu đoạn, nhất là qua các cầu được nâng tải trọng, các đoạn cải tạo đường cong. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng chuyên chở, phục vụ cho phát triển vận tải đường sắt.

Mục tiêu dự án là đảm bảo an toàn giao thông, cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt; Từng bước nâng cao năng lực thông qua, năng lực chuyên chở; Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút hành khách và hàng hóa nhằm khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có trên khu đoạn Hà Nội - Vinh, Đại diện Ban QLDA đường sắt nói.

Lê Pháp (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.

Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước
Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%
Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I (mã chứng khoán IDI) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên với kế hoạch dự kiến chi trả cổ tức năm 2022 và năm 2023 tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu.