Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Bộ máy hành chính cứ nhập vào rồi lại tách ra”

ĐBQH Bùi Văn Phương (Đoàn Ninh Bình) băn khoăn: Bộ máy hành chính cứ nhập vào rồi lại tách ra. Nhập vào, tách ra đều có lý do của nó, nhưng mang yếu tố chủ quan của người thực thi nhiều hơn.

"Tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 về sắp xếp lại bộ máy, yêu cầu không để nhiệm vụ trùng lắp và các cấp trung gian là rất chính xác. Tuy nhiên vừa rồi, một số đề án gợi ý thì chưa phù hợp, cần thảo luận rất kỹ", ĐBQH Bùi Văn Phương nêu quan điểm.

Theo đại biểu Phương, hợp nhất văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội, văn phòng UBND và HĐND làm một thì chưa thực sự phù hợp, vì các văn phòng này làm chức năng tổng hợp, nghiên cứu, tham mưu. Nếu chung lại thì một cơ quan vừa tham mưu cho ủy ban triển khai, rồi lại tham mưu cho hội đồng giám sát. Như vậy sẽ thiếu sự kiểm soát lẫn nhau. Hay sáp nhập cơ quan đảng và cơ quan nhà nước, ví dụ, ban tổ chức cấp ủy và sở nội vụ nhập lại, ban kiểm tra cấp ủy nhập với thanh tra nhà nước khi các cơ quan này có nhiệm vụ khác nhau...

Bên cạnh đó, phân cấp, phân quyền trong bộ máy hành chính chưa phù hợp. Nhất là tại cấp gần dân nhất là cấp xã, chế độ đãi ngộ thấp nhất trong các cán bộ hành chính hiện nay nên động lực phấn đấu để trưởng thành không được tốt. Chế độ chính sách đãi ngộ như thế nên có chuyện: Các cán bộ cấp xã nói đãi ngộ như thế thì làm như thế thôi. Cấp trên thì cho rằng làm như thế thì đãi ngộ như thế...

"Nhân kỳ họp này, Quốc hội thảo luận về cải cách bộ máy hành chính thì cần tính toán lại phân cấp, phân quyền cho cấp xã nhiều hơn và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp xã chính quy, bài bản. Chính sách cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. Cấp xã phát huy được thì công tác quản lý hành chính cấp cơ sở mới tốt", đại biểu Phương nhận định.

 Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.