Mới đây, Bộ Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định ủy quyền cho mỗi địa phương tự chủ động cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cho cả nông sản nội địa cũng như xuất khẩu.

Được biết, Việt Nam có khoảng 5.300 mã số vùng trồng và trên 2.000 cơ sở đóng gói ở 50 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước. Thời gian tới việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sẽ còn tiếp tục tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu quản lý, nâng cao chất lượng các loại nông sản phục vụ xuất khẩu, tiêu thụ trong nước.

Ủy quyền cho địa phương cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Ảnh minh họa
Ủy quyền cho địa phương cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Ảnh minh họa.

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam cho hay, Hiệp hội phải làm hồ sơ, thông qua cấp xã, huyện và gửi lên tỉnh. Hồ sơ gửi lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh đó phải gửi ra Cục Bảo vệ thực vật. Cục Bảo vệ thực vật xem xét rồi mới lại chuyển sang nước nhập khẩu để đánh giá. 

“Như vậy, qua rất nhiều cấp và mất rất nhiều thời gian”, bà Thực bày tỏ.

"Họ thiết lập vùng trồng, thiết lập cơ sở đóng gói và sau đó là những vùng trồng nào đủ điều kiện, tiêu chuẩn xuất khẩu theo yêu cầu của phía nhập khẩu họ sẽ gửi danh sách về phía Cục và Cục sẽ đàm phán với các nước để chấp nhận mã số này. Tôi hy vọng trong thời gian tới với cách thức quản lý mới số liệu sẽ thống nhất hơn, địa phương sẽ chủ động hơn trong việc cấp và quản lý mã số vùng trồng", bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chia sẻ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu rau quả cho biết, xuất khẩu rau củ hiện có nhiều điểm sáng trong nông nghiệp Việt Nam trong 02 tháng đầu năm khi đạt 592 triệu USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, việc ủy quyền địa phương chủ động quản lý và cấp mã số vùng trồng được cho sẽ giảm bớt áp lực thời gian và thủ tục hành chính, nâng phẩm cấp nông sản Việt đưa ra thị trường quốc tế.

Hồng Nhung (t/h)