Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Định vị và phân cấp sản phẩm OCOP theo bộ tiêu chí và quy trình đánh giá

Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao chất lượng và khai thác các giá trị văn hóa của sản phẩm. Việc phân cấp sẽ giúp định vị và phân cấp rõ ràng hơn về sản phẩm OCOP, giúp người tiêu dùng hiểu và nắm rõ hơn về đặc điểm của sản phẩm.

Việc phân cấp sẽ giúp định vị và phân cấp rõ ràng hơn về sản phẩm OCOP
Việc phân cấp sẽ giúp định vị và phân cấp rõ ràng hơn về sản phẩm OCOP

Tại Hội nghị thông tin báo chí về bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ do Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tổ chức ngày 08/03/2023, ông Đào Đức Huấn - Trưởng phòng Quản lý chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP (Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương) đã thông tin về một số điểm mới của bộ tiêu chí, quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP.

Về phân nhóm sản phẩm trong bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP, căn cứ 06 nhóm sản phẩm OCOP tại Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/08/2022 của Thủ tướng Chính phủ, bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP được xây dựng theo hướng: Cơ bản giữ 26 bộ sản phẩm như Quyết định số 1048/QĐ-TTg, tuy nhiên, thay đổi các bộ sản phẩm.

Cụ thể, bổ sung thêm 03 bộ sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm sinh vật cảnh gồm hoa, cây cảnh và động vật cảnh; gộp nhóm sản phẩm về sản phẩm lưu niệm, nội thất, trang trí thành bộ sản phẩm thủ công mỹ nghệ; bổ sung một số sản phẩm chưa được quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg vào bộ sản phẩm như mật ong, tinh dầu…

Về cấu trúc các nội dung đánh giá sản phẩm OCOP, giữ nguyên cấu trúc của bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với 03 phần (sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị; chất lượng sản phẩm). Tuy nhiên, điều chỉnh lại cơ cấu điểm giữa 03 phần thành 40-25-35 (sản phẩm và sức mạnh cộng đồng 40 điểm; khả năng tiếp thị 25 điểm và chất lượng sản phẩm 35 điểm).

Về nội hàm nội dung của các tiêu chí, đối với sản phẩm tươi sống thì tiêu chí thể hiện là nguồn gốc sản phẩm (thay vì nguyên liệu). Liên kết chuỗi sản xuất được quy định theo khối lượng đầu vào/nguyên liệu đầu vào. Làm rõ yêu cầu về nguồn gốc, ý tưởng sản phẩm theo hướng đặc trưng, nổi trội, bản sắc, trí tuệ địa phương; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn hàng hóa…

Điều chỉnh cơ cấu điểm của các chỉ tiêu theo hướng nâng cao điểm số đánh giá về vai trò và sức mạnh của cộng đồng như: Sử dụng nguyên liệu địa phương (tăng từ 3 lên 5 điểm); liên kết sản xuất (tăng từ 2 lên 3 điểm); sử dụng lao động địa phương (tăng từ 1 lên 3 điểm),…

Nâng cao điểm số đánh giá thể hiện về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là nâng cao giá trị văn hóa, câu chuyện sản phẩm, bao bì sản phẩm trong bộ tiêu chí. Cụ thể, nguồn gốc ý tưởng sản phẩm (tăng từ 3 lên 5 điểm); trí tuệ/bản sắc địa phương (tăng từ 3 lên 5 điểm); phong cách, ghi nhãn hàng hóa (tăng từ 2 lên 3 điểm).

Về bổ sung một số chỉ tiêu mới, bổ sung một số tiêu chí nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và khai thác các giá trị văn hóa của sản phẩm OCOP; khuyến khích sự tham gia của phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số như: sở hữu trí tuệ; tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm; điểm khuyến khích cho chủ thể là nữ/đồng bào dân tộc thiểu số…

Về yêu cầu bắt buộc đối với một số tiêu chí theo mức phân hạng sao, bộ tiêu chí OCOP đã lồng ghép các yêu cầu được quy định tại Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 18/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các yêu cầu tối thiểu cần đạt trong các bộ tiêu chí chấm điểm. Ví dụ, yêu cầu sản phẩm có nguồn gốc/nguyên liệu địa phương; năng lực và hợp đồng liên kết sản xuất; sử dụng lao động địa phương; yêu cầu về bản sắc, trí tuệ địa phương của sản phẩm; yêu cầu về bảo hộ sở hữu trí tuệ; công bố tiêu chuẩn chất lượng…

Theo quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP mới, hồ sơ đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được sửa đổi theo hướng giảm bớt các biểu mẫu như: Phiếu đăng ký sản phẩm tham gia chương trình; phương án sản xuất kinh doanh…

Đồng thời, bổ sung “báo cáo tự đánh giá của chủ thể” nhằm mục tiêu giúp chủ thể phân tích, đánh giá và xác định được điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, đồng thời, thể hiện được các nội dung đánh giá của chủ thể theo tiêu chí; làm căn cứ để Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP các cấp có cơ sở để xem xét, đánh giá.

Về đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP, phân cấp cho UBND cấp huyện đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao; UBND cấp tỉnh đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao; Trung ương đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 5 sao (OCOP cấp quốc gia).

Về quy định tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được quy định họp 01 lần thay vì 02 lần theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg. Bổ sung vai trò, nhiệm vụ của Tổ tư vấn hội đồng để giúp việc hội đồng trong hoạt động đánh giá, phân hạng sản phẩm.

Ông Phương Đình Anh - Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết thêm, về tổng thể chung của chương trình, việc phân cấp sẽ giúp định vị và phân cấp rõ ràng hơn về sản phẩm OCOP, giúp người tiêu dùng hiểu và nắm rõ hơn về đặc điểm của sản phẩm. Bên cạnh đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm và sự chủ động của cấp huyện trong việc hỗ trợ phát triển sản phẩm và tổ chức kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP; giảm tải khối lượng công việc cho Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh.

Đối với các chủ thể, việc phân cấp giúp nâng cao năng lực hỗ trợ các chủ thể của cán bộ quản lý OCOP cấp huyện, xã; tạo động lực để các chủ thể OCOP phát triển và hoàn thiện sản phẩm sau khi được đánh giá, phân hạng, thúc đẩy động lực phấn đấu sản phẩm được đánh giá ở sao cao hơn. Các chủ thể cần tập trung khi xây dựng hồ sơ ngay từ đầu, giúp giảm bớt thời gian, nguồn lực trong chuẩn bị hồ sơ.

Thái Bình (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5

Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5 của các công ty chứng khoán.

[Ảnh] Du khách nườm nượp đổ về Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
[Ảnh] Du khách nườm nượp đổ về Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên đang đón lượng lớn du khách tới tham quan.

Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trung tâm Báo chí được thành lập góp phần bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, an ninh trật tự cho hoạt động của phóng viên trong nước và nước ngoài; tổ chức điều hành, hướng dẫn báo chí tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm.

Việt Nam rất quan tâm dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia
Việt Nam rất quan tâm dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Ngày 5/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu gần đây của phía Campuchia về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:        

Phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024
Phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024

Ngày 5/5, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện TP. Hải Phòng phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện huyện Tiên Lãng tổ chức Lễ phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024 và ngày Hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, nhân viên và thanh niên tình nguyện huyện.

Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng
Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Ngày 5/5, tại Nhà trưng bày triển lãm TP. Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025).