Quá trình giúp heo "vượt bão"

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại 3 miền trong cả nước, giá thịt heo hơi xuất chuồng đã chạm mốc xấp xỉ 70.000 đồng/kg, mức cao nhất trong vòng hai năm qua.

Thông tin từ Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2024, thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu nhiều nhất với 3,23 nghìn tấn, trị giá 19,2 triệu USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 17,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước khi giá thịt heo được neo ở mức cao như vậy là một quá trình do Chính phủ cùng ban ngành địa phương và các doanh nghiệp chung tay với mục tiêu duy trì ổn định giá heo bền vững.

Lý giải về việc giá thịt heo tăng mạnh trong thời gian vừa qua, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai - Ông Nguyễn Kim Đoán, cho biết:

"Cuối năm 2023, các thực phẩm không rõ nguồn gốc nhập vào các tỉnh dọc biên giới Việt Nam khiến giá thịt heo giảm xuống dưới 50.000 đồng/kg. Tuy nhiên, sau khi nắm bắt tình hình, Chính phủ đã yêu cầu các tỉnh thực hiện Chỉ thị số 29 ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam...

Cũng trong năm 2023, dịch tả heo Châu Phi tràn vào Việt Nam khiến tình hình dịch bệnh trong đàn của doanh nghiệp và bà con nông dân diễn ra hết sức phức tạp. Đồng thời giá heo hơi liên tục ở mức thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi thua lỗ nên đã giảm số lượng heo nuôi.

Điều này dẫn đến sản lượng xuất chuồng hiện nay giảm nhiều, nguồn cung đang thiếu so với nhu cầu. Nhiều hộ chăn nuôi hơi nhỏ lẻ tạm ngừng không tái đàn do thua lỗ trong năm 2023".

Ngoài ra, các trang trại với mô hình chăn nuôi heo sạch của các tập đoàn chăn nuôi hàng đầu của Việt Nam như Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã chứng khoán: BAF); Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam... liên tục tái đàn, mở rộng quy mô đàn, đảm bảo các yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính khiến giá thịt heo tăng trưởng mạnh mẽ.

Với thương hiệu "heo ăn chay" được sản xuất theo mô hình khép kín “FEED-FARM-FOOD” là một thế mạnh tạo ra ưu thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả của BAF. Trong đó, FEED: Sản xuất thức ăn chăn nuôi – FARM: Phát triển các trang trại – và FOOD: Các cơ sở giết mổ, chế biến thực phẩm sạch, an toàn.

Ngoài ra, Thoả thuận xanh châu  u được Liên minh châu  u đưa ra còn có nội dung trọng tâm là “Farm to Fork” (Từ nông trại đến bàn ăn). Điều này nhằm hướng đến mục tiêu tạo ra các hệ thống thực phẩm an toàn, lành mạnh và thân thiện với môi trường.

Chính vì vậy, những năm gần đây, ngành chăn nuôi trong nước gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên BaF vẫn nhận được các khoản đầu tư, các hợp đồng cấp tín hợp vốn từ nhiều tổ chức tài chính quốc tế uy tín.

Đại diện Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam, cho biết:

" Năm 2023, BaF nhận được gói tài trợ 900 tỷ đồng từ Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC và huy động thành công 500 tỷ đồng từ Nhóm các Ngân hàng Đài Loan, Hàn Quốc. Liên tục trong thời gian qua, công ty cũng tiếp xúc và làm việc với nhiều Tổ chức tài chính, quỹ đầu tư quốc tế khác. Điều này đã cho thấy sự tin tưởng của các tổ chức tài chính lớn vào nền tảng kinh doanh ổn định cũng như hồ sơ tín dụng uy tín của công ty.

Đối với IFC, đây là tổ chức có những tiêu chuẩn cực kỳ khắt khe trước khi đầu tư và họ đặc biệt hướng đến các doanh nghiệp có cam kết, hành động và mục tiêu cụ thể đối với phát triển bền vững. Nếu doanh nghiệp không có các chỉ số phát triển bền vững đúng đắn, họ sẽ không đầu tư. Cần xác định rằng phát triển bền vững là xu thế bắt buộc, ai cũng phải tuân thủ nếu muốn kêu gọi nguồn tài chính xanh từ quốc tế.

Đây cũng là lợi thế của BaF hiện nay. BaF đang xây dựng và vận hành tất cả các tiêu chí theo tiêu chuẩn quốc tế (từ sản xuất thức ăn chăn nuôi đến trang trại và nhà máy giết mổ). Trong tất cả các chứng nhận quốc tế mà BaF đạt được đều có những quy định nghiêm ngặt về môi trường, phúc lợi động vật, người lao động… những yếu tố liên quan trực tiếp đến phát triển bền vững ". 

Phát triển mô hình chăn nuôi bền vững

Trong năm 2023 và Quý 1/2024, dịch tả lợn châu Phi ASF bùng phát mạnh mẽ; cộng với thời tiết ẩm ướt, gió mùa thời điểm cuối năm 2023 – đầu năm 2024 cũng là tác động khiến cho dịch bệnh dễ lây lan nhanh. Nhiều đơn vị chăn nuôi bị ảnh hưởng, mất 10-20% thậm chí là 50% đàn heo nái làm cho nguồn cung heo giảm mạnh; con giống khan hiếm dẫn đến khả năng tái đàn thấp.

Như vậy, giá heo tăng thì những công ty có công tác quản lý an toàn sinh học tốt, bảo vệ được đàn sẽ hưởng lợi. Tuy nhiên số này không nhiều bởi đa số người dân và doanh nghiệp khi mất đàn do dịch bệnh đều bị thiệt hại nặng nề.

Trong tâm thế tái đàn để khắc phục hậu quả thì việc thịt heo đông lạnh giá rẻ ồ ạt được nhập khẩu về Việt Nam khiến các doanh nghiệp và người nông dân đang khó khăn lại càng thêm khó khăn. Thực tế, thịt heo để càng lâu thì hàm lượng protein càng giảm, chất lượng giảm, không còn tươi ngon. Thay vì phải mất một chi phí lớn để tiêu hủy thì xuất khẩu sang các quốc gia khác (trong đó có Việt Nam) với giá rất rẻ.

Hơn bao giờ hết, ngành chăn nuôi cần sự đồng hành của các cơ quan chức năng, nhà nước trong việc đưa ra các giải pháp để kiểm soát thực trạng nhập khẩu thịt heo giá rẻ mà không vi phạm các hiệp định đã ký kết. Từ đó bảo vệ người dân, doanh nghiệp chăn nuôi trong nước; giúp họ có động lực vượt qua khó khăn để tái đàn, phát triển ngành chăn nuôi hơn.

Đại diện Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam, cho biết: " Đối với BaF, chúng tôi đầu tư bài bản vào hệ thống trang trại theo các tiêu chuẩn quốc tế, do đó công tác quản trị sinh học có thể nói là cực kỳ nghiêm ngặt. Vì thế đây là một lợi thế tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chúng tôi. Trong lộ trình phát triển, BaF đang liên tục mở rộng quy mô đàn heo và dự kiến năm 2024 sẽ có 75.000 heo nái, 800.000 heo thương phẩm (gấp đôi cùng kỳ 2023); năm 2025 là 1.500.000 heo thương phẩm và hướng đến năm 2030 là 6.000.000 heo ra thị trường.

Với sản lượng như trên, BaF khẳng định sẽ đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực thực phẩm trong nước mà không cần phải nhập khẩu thịt heo đông lạnh. Đồng thời về chất lượng, thịt heo trong nước được sản xuất từ quy trình theo chuỗi từ trrang trại đến bàn ăn sẽ đảm bảo chất lượng và cũng tươi ngon hơn so với thịt heo đông lạnh nhập khẩu.

Khi doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang rất nỗ lực để phát triển chăn nuôi theo các tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm tốt, giá thành hợp lý, chúng tôi cũng rất mong muốn sẽ nhận được sự đồng hành từ người tiêu dùng Việt Nam với thông điệp người Việt Nam ủng hộ hàng Việt Nam ".

Sônh Trường