Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

"Bức tranh tài chính" và điểm mặt những lô đất vị trí đắc địa của thương hiệu Tổng công ty Dược Việt Nam - DVN

Là một trong những thương hiệu dẫn đầu trong ngành dược phẩm tại Việt Nam, Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm - mã chứng khoán DVN) hoạt động với phương châm "Cải tiến để phát triển". Thế nhưng, Tổng Công ty Dược Việt Nam có đang tụt lại phía sau hay không?

Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (VINAPHARM) tiền thân là Tổng Công ty Dược, được thành lập vào tháng Tư năm 1971 trên cơ sở sáp nhập 03 Cục trực thuộc Bộ Y tế: Cục Phân phối dược phẩm, Cục Dược liệu, Cục Sản xuất. Năm 1982, Tổng Công ty Dược được đổi tên là Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam. Tháng Ba năm 1996, Bộ trưởng Bộ Y tế có quyết định thành lập Tổng Công ty Dược Việt Nam chuyển đổi từ Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam. Đến ngày 30/06/2010, Bộ trưởng Bộ Y tế có Quyết định số 2335/QĐ-BYT chuyển đổi Tổng Công ty Dược Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con.

Tổng Công ty Dược Việt Nam được cổ phần hóa theo Quyết số 2088/QĐ-TTg ngày 26/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Tổng Công ty Dược Việt Nam Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thành công ty cổ phần, theo đó Tổng Công ty Dược Việt Nam được đổi tên thành Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP. Ngày 27 tháng 11 năm 2016, Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP đã tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu.

Qua theo dõi, Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP từ khi mới thành lập (năm 1971) đã là một thương hiệu lớn, từng nhiều năm là "con chim đầu đàn" của ngành dược Việt Nam. Và cho đến nhiều năm về trước, người dân Việt Nam vẫn nghĩ như vậy. Thực tế, thương hiệu này có giữ được uy tín trong suy nghĩ của người tiêu dùng Việt Nam hay không, hiện là một dấu hỏi lớn. Hay, đây chỉ là nơi người ta giao dịch, bán mua cổ phiếu, kinh doanh mang tính thiệt hơn chứ không phải là nơi để sản xuất, nhập khẩu thuốc chữa bệnh cho người dân? Dù rằng, vốn Nhà nước vẫn đang chi phối và nhiều cơ sở vật chất của Nhà nước vẫn đang được Tổng này sử dụng, sở hữu...

Với loạt bài viết này, tạp chí Thương hiệu và Công luận sẽ cung cấp thông tin, đem đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về thương hiệu Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP - DVN.

Trụ sở Tổng công ty Dược Việt Nam - Vinapharm số 12 Ngô Tất Tố, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Trụ sở Tổng công ty Dược Việt Nam - Vinapharm số 12 Ngô Tất Tố, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Doanh thu hơn 5.000 tỷ nhưng lãi “nhỏ giọt”

Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán năm 2021 - Tổng Công ty Dược Việt Nam - DVN
Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán năm 2021 - Tổng Công ty Dược Việt Nam - DVN.

Về kết quả năm 2021, trong quý IV, DVN ghi nhận doanh thu đạt 1.073,97 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 49,62 tỷ đồng, lần lượt bằng 70,7% và 69,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp ghi nhận 107,34 tỷ đồng, bằng 66,1% so với cùng kỳ; doanh thu tài chính ghi nhận 19,9 tỷ đồng, bằng 78,7% so với cùng kỳ; chi phí tài chính giảm 77,1% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 18,9 tỷ đồng về 5,6 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết ghi nhận 17,43 tỷ đồng, bằng 40,6% so với cùng kỳ; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 33,3% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 43,09 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Trong năm 2021, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính dương 648,7 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 19,16 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 22,09 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 515,7 tỷ đồng, chủ yếu Công ty trả bớt nợ vay và chia cổ tức cho cổ đông.

Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán năm 2021 - Tổng công ty Dược Việt Nam
Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán năm 2021 - Tổng công ty Dược Việt Nam.

Tính tới 31/12/2021, tổng tài sản của DVN giảm 4% so với đầu năm về còn 5.862,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.807,1 tỷ đồng, chiếm 30,8% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 1.720,5 tỷ đồng, chiếm 29,4% tổng tài sản; tồn kho đạt 1.051,5 tỷ đồng, chiếm 17,9% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 867 tỷ đồng, chiếm 14,8% tổng tài sản và các tài sản khác.

Ngoài ra, trong năm 2021, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 4,2% so với đầu năm, tương ứng giảm 53,8 tỷ đồng về 1.220,8 tỷ đồng và chiếm 20,8% tổng nguồn vốn.

Mặc dù là doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu ngành dược phẩm Việt Nam với quy mô hơn 5.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận của DVN lại chỉ bằng 1 góc nhỏ của Dược Hậu Giang.

Cụ thể, doanh thu hợp nhất của Dược Hậu Giang mỗi năm khoảng hơn 4.000 tỷ đồng, tức là nhỏ hơn doanh thu của DVN. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Dược Hậu Giang trong năm 2020 là 738,5 tỷ đồng và năm 2021 là 776,2 tỷ đồng.

“Lùm xùm” chia cổ tức quá thấp cho cổ đông thoái vốn

Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên của Tổng Công ty Dược Việt Nam – Vinapharm (DVN) mới đây, các cổ đông đã bày tỏ sự quan tâm đến việc Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương thoái toàn bộ hơn 40 triệu cổ phiếu DVN sau hơn 05 năm gắn bó.

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 - Tổng công ty dược Việt Nam. Nguồn DVN
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 - Tổng công ty dược Việt Nam. Nguồn DVN.

Theo đó, toàn bộ hơn 40,29 triệu cổ phiếu DVN đã được Tập đoàn Việt Phương bán xong và hiện không còn là cổ đông lớn của DVN. Giao dịch được thực hiện từ ngày 01/04 – 05/04, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Số lượng cổ phiếu mà Tập đoàn Việt Phương bán ra chiếm 17% tổng số cổ phiếu lưu hành của DVN. Tạm tính theo thị giá của DVN trên thị trường, Việt Phương thu về 979 tỷ đồng.

Theo bà Hàn Thị Khánh Vinh - Phó Tổng giám đốc kiêm Ủy viên HĐQT của DVN hiện đồng thời là Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Việt Phương, Tập đoàn này thoái hết vốn tại DVN do hết thời gian gia hạn chuyển nhượng cổ đông chiến lược và cũng để tái cấu trúc tài chính và danh mục đầu tư, nhưng đơn vị này vẫn cam kết gắn bó với DVN.

Sau khi Tập đoàn Việt Phương thoái hết vốn, quỹ đầu tư cơ hội PVI đã gom vào 28,5 triệu cổ phần DVN, qua đó, nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 16% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn của DVN.

Ông Đinh Xuân Hấn - Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc. Nguồn DVN
Ông Đinh Xuân Hấn - Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc. Nguồn DVN.

Liên quan đến vấn đề này, ông Đinh Xuân Hấn - Tổng Giám đốc DVN cho rằng, việc chuyển đổi cổ đông lớn sẽ không làm thay đổi định hướng phát triển của DVN, mà việc tái cấu trúc cổ đông sẽ đem lại làn gió mới cho hoạt động công ty.

Cũng tại ĐHĐCĐ, cổ đông thắc mắc về việc trả cổ tức của DVN quá thấp. Theo đó, tỷ lệ cổ tức năm nay chỉ còn 2,1% trong khi tỷ lệ cổ tức năm 2021 là 7%. Trả lời cổ đông, ông Đinh Xuân Hấn cho biết, do năm nay Sanofi giải thể, còn mọi năm chia khoảng 120 tỷ đồng tiền cổ tức. Giá trị vốn gốc đơn vị này là 21 tỷ đồng, định giá 209 tỷ đồng trở thành giá trị thu hồi vốn đầu tư vì đã ghi vào vốn Nhà nước. Quy mô nguồn vốn hiện nay là 2.370 tỷ đồng, nhưng trong đó có khoảng 900 tỷ đồng vốn ảo do định giá cổ phiếu doanh nghiệp tại 31/12/2014 là 40.000 đồng/cổ phiếu.

Lý giải về mức chênh lệch tỷ lệ chi trả cổ tức qua từng năm, ông Hấn cho rằng, Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định phải chi trả hết cổ tức cho tất cả các năm, nên nếu năm sau Sanofi có chia thêm cổ tức thì cổ đông cũng sẽ được nhận thêm.

Nắm giữ nhiều “khu đất vàng”

Thương hiệu Dược Việt Nam là doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu ngành dược phẩm Việt Nam với vốn điều lệ 2.370 tỷ đồng, phần vốn Nhà nước chiếm 65% do Bộ Y tế quản lý và chưa hoàn tất chuyển giao sang SCIC, cổ đông chiến lược là Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương nắm 17%, ngoài ra SAM Holding nắm 4,98%.

Dược Việt Nam hiện là công ty mẹ của CPC1, Codupha, Dược Trung ương 3, Phabarco và có hàng loạt công ty liên kết, liên doanh trong đó nổi bật là Sanofi-Synthelabo, Dược phẩm OPC, imexpharm, DP3, Danapha, Mekopha, Sanofi VN…

Tổng công ty nổi tiếng về liên doanh với hãng dược hàng đầu thế giới Sanofi. DVN nắm 15% trong Công ty Sanofi Việt Nam và nắm 29,99% trong Công ty cổ phần dược phẩm Sanofi-Synthelabo. Theo báo cáo kiểm toán tổng hợp năm 2020, lợi nhuận sau thuế năm 2020 của Tổng công ty là 178,5 tỷ đồng, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia là 248,9 tỷ đồng, trong đó phần cổ tức thu từ Sanofi chiếm phần lớn.

Tổng Công ty Dược Việt Nam đang quản lý, sử dụng một số khu đất như lô đất 95 Láng Hạ, TP. Hà Nội; lô đất số 60B Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội; diện tích 2.670 m2, đã hợp tác với CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC để xây dựng công trình tổ hợp dịch vụ, thương mại, văn phòng và nhà ở chung cư (Dự án PVV - Vinapharm Tower); lô đất hơn 1.800 m2 ở số 12 Ngô Tất Tố (TP. Hà Nội); lô đất 178 đường Điện Biên Phủ (Quận 3, TP.HCM) diện tích 1.235 m2, sử dụng theo hợp đồng thuê đất từ năm 1996 đến 2046; lô đất số 126A đường Trần Quốc Thảo (Q.3, TP.HCM) diện tích 691 m2…

Không chỉ DVN mà các công ty con, công ty liên kết của DVN cũng nắm giữ nhiều đất vàng, ví dụ như Công ty cổ phần Dược Trung ương 1 đang nắm giữ 10.086 m2 đất tại số 356 – 356A đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội; 3.462 m2 đất tại 87 Nguyễn Văn Trỗi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội; 5.115 m2 tại Khu công nghiệp Tân Tạo, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.

Công ty cổ phần Codupha (mã chứng khoán CDP, DVN nắm giữ 66,35% vốn điều lệ) có trụ sở chính tại 334 Tô Hiến Thành, TP. Hồ Chí Minh, có diện tích đất 58.912 m2. Dự kiến lô đất này sẽ bàn giao lại cho UBND Quận 10 và CTCP Phát triển đô thị Đông Dương (Codupha nắm 5,86% và 1.500m2). Codupha cũng đang quản lý và sử dụng một số lô đất để làm kho chứa hàng và trụ sở chi nhánh như lô đất ở Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, TP. Hồ Chí Minh có diện tích 18.480 m2; lô đất 132 Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ diện tích 4.195 m2; lô đất 74/20 Nguyễn Khuyến P. Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột diện tích 1.938 m2; lô đất 142 Lê Lai, TP. Hải Phòng diện tích 2.613 m2; lô đất 120 Lý Thái Tông, TP. Đà Nẵng diện tích 1.012 m2…

Thương hiệu và Công luận chuyển đến bạn đọc thông tin tiếp theo về Tổng Công ty Dược Việt Nam -   DVN.

Hoàng Thăng  -  Lê Pháp

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chiến lược đúng sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chiến lược đúng sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức

Khu vực DNNN nhìn chung còn tồn tại những chậm trễ, vướng mắc về thể chế, dẫn tới mất cơ hội, giảm hiệu quả hoạt động, chưa thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác. Hệ thống pháp luật về DNNN, quy trình, thủ tục báo cáo, phê duyệt còn nhiều tầng nấc, chưa phân cấp triệt để, phải được sự chấp thuận của nhiều cơ quan.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao chủ đầu tư triển khai 3 dự án lớn, trọng điểm
UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao chủ đầu tư triển khai 3 dự án lớn, trọng điểm

Thành phố Phúc Yên đang được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao chủ đầu tư triển khai 3 dự án lớn, trọng điểm của tỉnh. Tuy nhiên, cả 3 dự án trên đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện, cần sớm được các cơ quan chức năng vào cuộc tháo gỡ.

Tổng công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn bán ra toàn bộ cổ phiếu
Tổng công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn bán ra toàn bộ cổ phiếu

Công đoàn CTCP Tổng công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn (Saigonres, mã SGR - sàn HOSE) đã bán ra toàn bộ cổ phiếu, giảm sở hữu từ 1,3% về 0% vốn điều lệ.

CTCP Thực phẩm Sao Ta thực hiện miễn nhiệm và bầu thay thế một thành viên HĐQT
CTCP Thực phẩm Sao Ta thực hiện miễn nhiệm và bầu thay thế một thành viên HĐQT

CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã FMC - sàn HOSE) thực hiện miễn nhiệm và bầu thay thế một thành viên HĐQT, người liên quan tới cổ đông sở hữu 24,9% vốn điều lệ.

Làm gì để du lịch Vũng Tàu đạt đẳng cấp quốc tế?
Làm gì để du lịch Vũng Tàu đạt đẳng cấp quốc tế?

Sáng 15/6/2024, thành phố Vũng Tàu tổ chức Hội thảo trao đổi, đóng góp ý kiến về đề án “Phát triển thành phố Vũng Tàu trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế”. Đề án được hợp tác xây dựng bởi nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Nhanh chóng dập tắt đám cháy nhờ các thiết bị từ “Điểm chữa cháy công cộng”
Nhanh chóng dập tắt đám cháy nhờ các thiết bị từ “Điểm chữa cháy công cộng”

Một vụ cháy xảy ra tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng vừa được người dân tự dập tắt nhờ những bình cứu hỏa được lấy từ Điểm chữa cháy công cộng.