Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo đó, xác định phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động xây dựng phương án phòng ngừa và xử lý các tình huống nếu xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn; bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả theo phương châm “4 tại chỗ”.

Đồng thời, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp...phải chịu trách nhiệm trước hết về bảo đảm an toàn cháy, nổ và cứu nạn cứu hộ trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình. Xử lý nghiêm cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ để xảy ra cháy và vi phạm nghiêm trọng, mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại địa bàn, cơ sở.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và tự giác chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Kịp thời biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Đặc biệt, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và có biện pháp giải quyết, khắc phục những thiếu sót, bất cập trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Hướng dẫn, đôn đốc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chủ hộ gia đình thường xuyên tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; nhất là trong quản lý, sử dụng hệ thống, thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất, hàng nguy hiểm cháy, nổ.

Ngoài ra, chủ động trang bị các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của đơn vị, cơ sở theo quy định của pháp luật.

PV