Khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất sò huyết trở thành sản phẩm chủ lực.
Khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, ứng dụng khoa học và công nghệ để phát triển sản xuất sò huyết trở thành sản phẩm chủ lực

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, nghiên cứu phát triển quy trình sản xuất sò huyết giống nhân tạo nhằm chủ động được 40% nguồn sò huyết giống trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng diện tích nuôi đạt 10.900 ha, năng suất đạt 1,1 tấn/ha, sản lượng đạt 11.990 tấn/năm. Xây dựng được liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sò huyết nuôi.

Định hướng đến năm 2030, nghiên cứu phát triển hoàn thiện quy trình sản xuất sò huyết giống nhân tạo nhằm chủ động được 80% nguồn sò huyết giống trên địa bàn tỉnh. Tổng diện tích nuôi đạt 18.400 ha, năng suất 1,2 tấn/ha, sản lượng đạt 22.080 tấn/năm.

Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất cho trên 70% các vùng nuôi sò huyết tập trung. Xây dựng được liên kết sản xuất, tiêu thụ cho trên 20% sản phẩm sò huyết nuôi.

Tổng vốn thực hiện Đề án trên 236 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương 59 tỷ đồng, vốn địa phương 42 tỷ đồng, vốn khác trên 135 tỷ đồng.

Yến Linh