Tuy vậy, mức giá tăng nói trên chỉ đủ bù đắp chi phí vận tải tăng phi mã và chi phí sản xuất trong nước tăng quá cao.

Vụ thu hoạch cà phê mới của Việt Nam vẫn chưa thuận lợi, do thời tiết tại các vùng trồng trọng điểm chưa ủng hộ cho vụ thu hoạch. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại các địa phương vẫn còn diễn biến phức tạp.

Mối lo về vận chuyển, đặc biệt vận chuyển tàu biển vẫn đang rất khó khăn và đắt đỏ. Vận tải biển bị ách tắc, tình trạng thiếu container rỗng tiếp diến, khiến lượng cà phê bị tồn ở cảng lên tới hàng trăm ngàn tấn, dù thị trường cà phê thời gian qua liên tục biến động theo chiều hướng tăng.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 9/2021 giảm 10,2% về lượng và giảm 6,6% về trị giá so với tháng 8/2021. Tuy nhiên, nếu so với tháng 9/2020 thì tăng 0,6% về lượng và tăng 11,7% về trị giá, đạt 100,34 nghìn tấn, trị giá 210 triệu USD. Tính chung trong 9 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 5,4% về lượng, nhưng tăng 3,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 1,18 triệu tấn, trị giá 2,23 tỷ USD.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau những phiên tăng giảm quá nóng, giá cà phê trên cả hai sàn phái sinh vào đợt điều chỉnh, chỉ còn tăng giảm nhẹ. Diễn biến được cho là sự điều chỉnh cần thiết sau khi đầu cơ mua ròng quá mức đã đẩy giá tăng cao trong 2 phiên giao dịch đầu tuần.

Trước giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/10, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng mạnh 46 USD (2,06%), giao dịch tại 2.214 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giá bắt đầu tăng 37 USD (1,7%), giao dịch tại 2.160 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng yếu.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng cùng xu hướng tăng. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 4 Cent (2%), giao dịch tại 199,95 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 cũng tăng 3.95 Cent (1,95%), giao dịch tại 202,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Đồng Real sụt giảm mạnh. Thị trường dường như không hài lòng với mức tăng lãi suất cơ bản đồng Real thêm 1,5% của Copom trước đó đã làm hầu hết chứng khoán ở Brazil sụt giảm. Tuy tín dụng trở nên đắt đỏ hơn nhưng lợi nhuận đầu tư cũng vì đó sụt giảm, sẽ khiến dòng vốn ngoại hối co lại và đầu cơ vào hàng hóa sẽ thiếu sức hấp dẫn. Đồng Real giảm đã thúc đẩy người Brazil gia tăng bán phòng hộ trên cả 2 sàn kỳ hạn.

Việc các quỹ đầu tư thanh lý những hợp đồng mua khống, để chuẩn bị cho đợt tái cơ cấu tài chính và tiền tệ của các ngân hàng trung ương là nguyên do đẩy giá cà phê suy giảm trong 2 phiên vừa qua.

Tuy nhiên, điểm tích cực là tồn kho trên cả 2 sàn đều giảm, do vậy đây sẽ là cơ sở để giá cà phê sớm quay đầu tăng.

PV