Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Các tiêu chí xác định đối tượng mua nhà ở xã hội phải được đơn giản hóa

Các tiêu chí xác định đối tượng mua nhà ở xã hội phải được đơn giản hóa là phát biểu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án "Đầu tư ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" trong sáng 22/2.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, thời gian qua, Bộ Xây dựng cùng các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc sát sao, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách thực hiện Đề án một cách căn cơ, bài bản, nghiêm túc.

"Việc thực hiện Đề án là bước thí điểm quan trọng, từ đó xác định tồn tại, khó khăn, bài học kinh nghiệm để thực hiện chính sách nhà ở cho mọi người dân, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ. Đây là nhiệm vụ chính trị, huy động sự tham gia hưởng ứng của hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp góp phần bảo đảm an sinh, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân,", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Cho biết nhiều khó khăn, vướng mắc đã được giải quyết trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ Xây dựng cùng với các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để rà soát, tháo gỡ và khẩn trương xây dựng, đưa những điểm mới trong luật vào cuộc sống. "Việc xác định đối tượng được mua, thuê nhà ở xã hội, trình tự thủ tục đầu tư, tiếp cận vay vốn ưu đãi… phải được triển khai chi tiết, cụ thể", Phó Thủ tướng nêu rõ.

( Ảnh minh họa).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, Bộ Xây dựng cùng với các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để rà soát, tháo gỡ và khẩn trương xây dựng, đưa những điểm mới trong luật vào cuộc sống.  ( Ảnh minh họa).

Theo Phó Thủ tướng, các tiêu chí xác định đối tượng mua nhà ở xã hội phải được đơn giản hóa; bổ sung các doanh nghiệp trong khu công nghiệp vào đối tượng được thuê, mua nhà ở xã hội làm ký túc xá cho công nhân. Đây là cơ sở quan trọng để các bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp… tham gia thống kê, đề xuất để các địa phương tổng hợp nhu cầu nhà ở.

Từ đó, Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa vào quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và nông thôn, phục vụ nhu cầu nhà ở khi phát triển các khu công nghiệp, cơ sở giáo dục, y tế, giải phóng mặt bằng, tái định cư, xóa nhà tạm, chỉnh trang đô thị, nông thôn… Các khu nhà ở xã hội phải có đầy đủ hạ tầng thiết yếu về giao thông, giáo dục, y tế, văn hóa, an toàn cháy nổ.

Đồng tình với kiến nghị nguồn tài chính ổn định, Phó Thủ tướng cho rằng, song song với nguồn lực nhà nước, cần huy động nguồn lực ngoài nhà nước tham gia phát triển nhà ở xã hội. Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu phương án, hỗ trợ các ngân hàng triển khai gói tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỷ đồng theo cơ chế thị trường; cho phép doanh nghiệp thế chấp tài sản hình thành trên đất để vay vốn tín dụng; thành lập quỹ về nhà ở xã hội…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tích cực đề xuất giải pháp để đưa chính sách nhà ở xã hội thực sự đi vào cuộc sống, đạt mục tiêu của Đề án là bảo đảm mọi người dân, ở hoàn cảnh nào, cũng được tiếp cận nhà ở.

Mặt khác, đại diện thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng... đề xuất, Bộ Xây dựng nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, trong quá trình xây dựng các Nghị định có quy định việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện xây dựng nhà ở xã hội, được thực hiện theo quy trình đơn giản hóa, rút ngắn trình tự, thời gian thực hiện; thống nhất điều kiện tham gia vay ưu đãi gói tín dụng 120.000 tỷ đồng theo hướng đơn giản thủ tục.

Một số địa phương đề nghị Bộ Xây dựng cần quy định cụ thể danh mục các hạng mục, công trình hạ tầng kỹ thuật trong dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thu hút nhà đầu tư tham gia; nghiên cứu, quy định các cơ chế, chính sách ưu đãi hơn nữa nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội để cho thuê (nhất là nhà ở cho công nhân).

Hồng Nhung (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Đề xuất về hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo
Đề xuất về hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo

Tại dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cụ thể về hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo.

Không có di chúc, chia di sản thừa kế thế nào?
Không có di chúc, chia di sản thừa kế thế nào?

Bố mẹ của ông Nguyễn Vĩnh Phúc (Bình Thuận) có 3 người con, nay bố mẹ đã chết, không có di chúc. Ông Phúc hỏi, di sản bố mẹ ông để lại là quyền sử dụng đất được chia thừa kế như thế nào?

Thanh Hóa tiêu hủy hơn 1.200 sản phẩm quần áo vi phạm
Thanh Hóa tiêu hủy hơn 1.200 sản phẩm quần áo vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá cho biết, đơn vị vừa giám sát thực hiện tiêu hủy hơn 1.200 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng.

TDC muốn vay thêm 700 tỷ đồng từ ngân hàng để bổ sung vốn kinh doanh
TDC muốn vay thêm 700 tỷ đồng từ ngân hàng để bổ sung vốn kinh doanh

Đang dư nợ vay 1.576,6 tỷ đồng, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC - sàn HOSE) được cấp hạn mức vay 700 tỷ đồng tại Ngân hàng BIDV.

Vì sao cổ phiếu ngành công nghệ hấp dẫn nhà đầu tư?
Vì sao cổ phiếu ngành công nghệ hấp dẫn nhà đầu tư?

Thời gian qua, hàng loạt cổ phiếu ngành công nghệ - viễn thông như: CMG (CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC), FPT (CTCP FPT), FOX (CTCP Viễn thông FPT), VGI (Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel)… đều ghi nhận nhịp tăng tích cực về giá và số lượng trên thị trường chứng khoán. Vì sao cổ phiếu ngành công nghệ hấp dẫn nhà đầu tư?

Sản phụ sinh con khỏe mạnh từ phôi trữ đông 10 năm được “tái sinh” bằng ứng dụng AI
Sản phụ sinh con khỏe mạnh từ phôi trữ đông 10 năm được “tái sinh” bằng ứng dụng AI

Phôi ngày 2 đông lạnh 10 năm trước được các bác sĩ Bệnh viện Tâm Anh tái sinh, nuôi lên ngày 6 bằng hệ thống nuôi phôi tích hợp trí tuệ nhân tạo hiện đại, giúp chị Hồng Anh lần đầu làm mẹ ở tuổi 46 sau 12 năm hiếm muộn.