Ảnh minh họa
Đầu tiên, cần phải nhìn nhận, hiện nay chúng ta đang sống trong môi trường công nghệ số, bị bao phủ hoàn toàn và chi phối toàn bộ bởi thiết bị số.
4.0 – là tư duy và định hướng của Bill Gates, khi ông này bắt đầu đánh số Cửa sổ (Windows), với mục tiêu cuối cùng là bán được nhiều “cửa sổ” hơn.
Cuộc cách mạng nào cũng cần có một hình ảnh, một cái mốc
Châu Âu là nơi khởi xướng của cuộc cácg mạng công nghiệp, khi động cơ hơi nước của James Watts dễ dàng vượt qua cỗ xe tam mã vào năm 1775.
Lần thứ hai, những tiến bộ về công nghệ được gắn chữ “cách mạng” - có lẽ là bóng đèn của Edison (sáng chế năm 1878), được Lenin khái quát: Cách mạng = Chính quyền xô viết + điện khí hóa toàn quốc.
Lần thứ ba (muốn gắn với Bill Gates), khi ông tuyên bố: Năm 1975, máy tính là cái quái gì cơ chứ, nếu như 99% người lớn tuổi không dùng được!
Vậy lần thứ tư này, bắt đầu từ lúc nào, có biểu tượng nào đại diện rõ ràng nhất? Hỏi quanh các chuyên gia, các nhà báo, không ai trả lời được rõ ràng: Ai cũng nghe từ đâu đó và nhắc lại khái niệm này.
Vậy bắt đầu từ đâu?
Thứ nhất, hệ thống hiện nay được định nghĩa là các data được lưu trữ không phải vì nó là phần mềm, mà nó là một “mẩu nội dung” có tính nghệ thuật, như một ca khúc, có tính gây nghiện, như một chai rượu…
Thứ hai, nó được phổ biến gần như tức thời từ một đam mê chia sẻ hoạt động cộng đồng, tốc độ lan toả ra toàn thế giới với hàng tỷ người đang dùng Facebook mỗi ngày. Cuối cùng, vị thế công nghệ đang nằm trong tay của công cụ có tính chất giải trí này.
Cách mạng luôn có tính bất thường và phá vỡ các quy luật cũ. Vì thế, không có gì lạ khi rất nhiều nhân vật có “máu mặt” trong giới CNTT Việt Nam gọi Hà Đông là một hiện tượng “bất thường, ngoài quy luật” với chú chim tiền tỷ Angry Bird làm mưa làm gió thu về tỷ đô cho Hà Đông.
Và có một số thành công nhất định kiểu như Angry Bird, Facebook, Zalo, Printerest, Agoda hay Snapchat... nằm ngoài quy luật của cuộc cách mạng lần thứ ba, nhưng chắc chắn sẽ là quy luật của cuộc cách mạng lần này.
Chúng ta đang cố chia sẻ các quan điểm này, và nếu chúng ta đi theo con đường của Mark Zuckerberg, Hà Đông thì ít nhất cũng sẽ tạo được tiếng vang trên bản đồ số về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lần này.
Cuộc cách mạng ấy, nếu có, chắc sẽ không bắt đầu từ trên xuống, theo một chỉ đạo hay đề án nào, mà từ những sự ngoài quy luật ở dưới lên.
Chúng ta cần gì ngoài những lời hô hào?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh “Đừng hô hào xuông, hãy bắt tay vào hành động và thực hiện cụ thể hoá”
Vâng! Để có 1 bản copy Mark Zuckerberg, Hà Đông phiên bản V2.0 làm nổi danh cho Việt Nam, chúng ta đang rất cần các tập đoàn công nghệ lớn của Việt Nam như FPT hoặc Chính phủ cần phải cùng chung tay vào thì sức lan toả và tầm ảnh hưởng mới nhanh và mạnh mẽ.
Tô Nam Phương