Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cách nào nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam?

Trước nguy cơ cao xâm nhiễm dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố cần quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là ngăn chặn không để dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam.

Ngày 14/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông và ngăn chặn dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đề nghị các địa phương tăng cường giám sát chặt địa bàn, nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch trên gia súc, gia cầm, không để lây lan ra diện rộng.

Đặc biệt, là thực hiện tiêm phòng vắc xin sớm để chủ động phòng bệnh; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở, đánh giá biến đổi vi rút và lưu hành mầm bệnh, lập bản đồ dịch tễ, đánh giá hiệu lực của vắc xin.

Cách nào nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam? - Hình 1

Quang cảnh hội nghị

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, hiện chưa có vắc xin, thuốc điều trị được bệnh dịch tả lợn châu Phi. Vì vậy, giải pháp phòng bệnh là chính, cần chủ động áp dụng các biện pháp ngăn chặn bệnh xâm nhiễm vào trong nước, tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn; thực hiện tốt việc chăn nuôi an toàn sinh học...

Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến ngày 10/9/2018, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi (bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người), với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con.

Cũng theo OIE và Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), từ đầu tháng 8/2018 đến ngày 9/9/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang) với tổng số hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

Do đó, nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào nước ta thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có chăn nuôi lợn với số lượng lớn là rất cao.

Phát biểu tại Hội nghị ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, Quảng Ninh có tuyến đường bộ ven biển dài trên 200km. Các tỉnh tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đi qua tuyến đường này khá nhiều. 

Ở đất liền, ngoài các cửa khẩu, Quảng Ninh còn có các lối nhỏ, đường mòn biên giới nên nguy cơ nhập lậu hàng hóa khá cao. Tuy nhiên, với các loại dịch bệnh nói chung, dịch tả lợn châu Phi nói riêng, tỉnh luôn chủ động trong phòng chống. 

"Mỗi địa bàn có đặc thù khác nhau. Với Quảng Ninh, quan trọng nhất là phòng nhập lậu, thẩm lậu qua biên giới. Quảng Ninh tập trung ngăn chặn đầu vào, tăng cường kiểm tra, giao nhiệm vụ cho địa phương và lực lượng chuyên trách. Sau hội nghị, tỉnh sẽ có chỉ đạo quyết liệt hơn kể cả tuyến ven biển, tuyến biên giới, dọc quốc lộ. Nếu phát hiện dịch bệnh, tỉnh sẽ cố gắng khoanh vùng, dập dịch", ông Hậu nói. 

Liên quan tới vấn đề ngăn ngừa xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi qua đường biên giới, ông Lý Quang Vinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: Tình trạng buôn lậu nói chung, nhập lậu sản phẩm động vật qua biên giới nói riêng có thời điểm diễn biến phức tạp nên tỉnh luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. 

Thời gian tới, Lạng Sơn sẽ tăng cường kiểm soát vận chuyển hàng hóa qua đường mòn lối mở và cửa khẩu, tổ chức điểm chốt chặn 24/24 qua các lối mở. Qua các cửa khẩu chính, tỉnh tăng cường kiểm soát cả người lẫn hàng hóa, phòng tình trạng giấu sản phẩm động vật trong hàng hóa khác; tổ chức đoàn kiểm tra tại địa bàn trọng điểm tuyến biên giới, nhất là đường mòn lối mở...

Chia sẻ về kinh nghiệm phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, ông Ken Inui, chuyên gia bệnh lợn của FAO cho rằng, để phòng tránh dịch tả lợn cần bảo vệ các trang trại không cho virus xâm nhập vào, an toàn sinh học và tiêu độc khử trùng vô cùng quan trọng. Bởi vì chưa có vắc xin nên biện pháp quan trọng nhất là an toàn sinh học. Đây là trách nhiệm của người chăn nuôi tự làm để bảo vệ chính đàn lợn của mình.

Bên cạnh đó, virus này có khả năng tồn tại ngoài môi trường và trong sản phẩm lợn rất lâu. Đối với thịt đông lạnh là vô hạn; thịt hoặc mỡ khô là 1 tháng; máu, thịt muối, xúc xích, nội tạng là trên 3 tháng… Nhưng virus này không lây nhiễm cho con người.

Ngoài ra, bản thân virus có khả năng lây lan rất chậm trong các đàn lợn nhiễm bệnh. Lợn sẽ chết rải rác chứ không đồng loạt. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho người chăn nuôi, thú y cơ sở… Vì vậy, việc tập huấn cho các lực lượng thú ý, người chăn nuôi nhận diện ra bệnh rất quan trọng.

Ông Ken Inui cũng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo sớm xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp; tuyên truyền đề người dân hiểu. Tiếp theo là phòng bệnh, thực hành chăn nuôi tốt, nâng cao an toàn sinh học; không cho lợn ăn thức ăn thừa. Đặc biệt, cấm và dừng ngay vận chuyển lợn trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam. Đồng thời, việc giám sát phát hiện sớm đóng vài trò vô cùng quan trọng, nếu không nguy cơ lây lan rất nhanh.

Cách nào nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam? - Hình 2

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, chưa bao giờ ngành chăn nuôi Việt Nam có sự phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, chăn nuôi phát triển như vậy thì nguy cơ dịch bệnh càng lớn.

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; thực hành chăn nuôi tốt và an toàn dịch bệnh.

Bên cạnh đó, tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh. Tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm, điều tra và ứng phó dịch bệnh của các cơ quan chuyên môn thú y các cấp.

Hằng Vương (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 6 đến 10/5
Nhiều doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 6 đến 10/5

Trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, có 28 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông, các ngày trong tuần từ 6 đến 10/5.

Hà Tĩnh công bố các quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ
Hà Tĩnh công bố các quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ

Sáng 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý năm 2024.

Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?
Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?

Với mục tiêu tăng cường vai trò của doanh nghiệp và thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, tỉnh Quảng Bình đang hướng đến việc đạt mức xuất khẩu 220 triệu USD. Đây là một phần của nỗ lực chung để đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng hóa trong khu vực.

Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc
Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 1, Cục QLTT Long An phối hợp Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ – Công an huyện Đức Hòa kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến trên địa bàn huyện Đức Hòa, tạm giữ 3.015 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu
Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu

Trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp "tay ngang" mang tiền đi đầu tư cổ phiếu và có được kết quả tích cực...

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản
Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.