Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ phải được tiến hành đồng bộ, thông suốt

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính. Phát huy hơn nữa tinh thần chủ động linh hoạt, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, có trọng tâm trọng điểm, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 55/TB-VPCP kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ ba ngày 03/02/2023.

Mục tiêu của cải cách hành chính gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trọng tâm là cải cách thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính.

Ảnh minh họa internet
Cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ phải được tiến hành đồng bộ, thông suốt. Ảnh minh họa internet.

Năm 2022, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động triển khai các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính: đã đề ra gần 1.100 nhiệm vụ, phân công rõ trách nhiệm, thời gian triển khai; ban hành 342 văn bản để chỉ đạo, đôn đốc, quán triệt.

Công tác kiểm tra, rà soát, theo dõi thi hành, phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường, đôn đốc. Trong năm 2022, các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra theo thẩm quyền gần 12.000 văn bản QPPL, rà soát hơn 27.800 văn bản và kiến nghị xử lý hơn 5.700 văn bản.

Trong năm 2022, đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.041 quy định kinh doanh tại 101 văn bản; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án phân cấp 699 TTHC/100 lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ; cả nước đã thành lập 11.700 Bộ phận Một cửa các cấp để tiếp nhận, giải quyết TTHC, trong đó có 56/63 địa phương tổ chức theo mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh; 100% bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và đưa vào vận hành cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh; gần 4.400/6.502 TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến (đạt trên 67%); hơn 164 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 4,6 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến; cơ bản hoàn thành tích hợp, cung cấp 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 (Đề án 06) lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Ở địa phương, theo số liệu của Bộ Nội vụ, năm 2022, tiếp tục giảm 711 tổ chức phòng thuộc cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.

Thông báo nêu rõ, Chính phủ sẽ tiếp tục quyết liệt triển khai các đột phá chiến lược theo chủ trương, đường lối của Đảng, gồm các đột phá về thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó có công tác cải cách hành chính.

Các bộ, ngành, địa phương phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết; thực hiện nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, quyết liệt, thường xuyên, liên tục, hiệu quả.

Tăng cường kết nối, phối hợp chặt chẽ giữa trước và sau, hiện tại, quá khứ; phát huy những thành quả đã đạt được, khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ, vận hội, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2023 theo phương châm hành động của Chính phủ "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả".

Cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ phải được tiến hành đồng bộ, thông suốt. Ảnh minh họa internet
Cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ phải được tiến hành đồng bộ, thông suốt. Ảnh minh họa internet.

Cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, thông suốt, quyết tâm hành động từ Trung ương xuống địa phương theo tinh thần "tiền hô hậu ủng", "trên dưới đồng lòng", "dọc ngang thông suốt", tránh tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" hoặc "dưới nóng, trên lạnh". Cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên phải tiên phong, đi đầu trong cải cách.

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính. Phát huy hơn nữa tinh thần chủ động linh hoạt, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, có trọng tâm trọng điểm, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.

Bộ Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng văn bản QPPL và hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính. Nghiên cứu tăng cường cơ chế chính sách, điều kiện làm việc cho những người làm công tác thể chế.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng Chiến lược cải cách hành chính của Việt Nam đến 2030 và tầm nhìn đến 2050; nghiên cứu các giải pháp triển khai vị trí việc làm trong hệ thống cơ quan hành pháp; khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chí xác định số lượng cấp phó trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Đồng thời, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài và chính sách liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện, cấp tỉnh, góp phần nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Khẩn trương xây dựng, trình ban hành Nghị định về khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, hoàn thành trong tháng 04/2023; phát triển, hoàn thiện CSDLQG về cán bộ, công chức, viên chức, kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về dân cư và Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành trong quý II/ 2023.

Ban Chỉ đạo  cải cách hành chính đặt ra yêu cầu cho các bộ, ngành, địa phương là phải thực hiện tốt công tác cải cách hành chính giúp: (1) tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; (2) giảm thời gian, công sức cho cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình; (3) góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là tham nhũng vặt; (4) giảm chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh; (5) làm môi trường, hệ sinh thái hành chính trong sạch, lành mạnh, công khai, minh bạch.

Lê Xuân (t/h)

 

Bài liên quan

Tin mới

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện Quyết định số 410/QĐ-TCQLTT ngày 20/02/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-QLTTTH về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024.

Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý
Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1710/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Phú Quý, huyện Hoằng Hóa, đến năm 2045.

Tổng thống Nga Vladimir Putin: Tín nhiệm công việc và sự tin tưởng đều đạt 83%
Tổng thống Nga Vladimir Putin: Tín nhiệm công việc và sự tin tưởng đều đạt 83%

Công việc của Tổng thống Nga Vladimir Putin được 83% người Nga đánh giá tích cực. Một số lượng công dân tương tự (83%) cũng bày tỏ sự tin tưởng vào Tổng thống Nga.

Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu
Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu

Trước thông tin vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao
Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao

Đây là hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Samsung Việt Nam và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030 của Việt Nam. Samsung Việt Nam sẽ phối hợp cùng NIC triển khai 6 lớp đào tạo về công nghệ cao cho khoảng 200 sinh viên tại NIC trong năm nay.

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang

Việc điều chỉnh để phù hợp với định hướng phát triển không gian, định hướng giao thông, cấp đường quy hoạch và một số nội dung để phù hợp với thực tiễn quản lý phát triển đô thị như chỉ giới xây dựng, mật độ và tầng cao xây dựng.