Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cam sành Hà Giang: “Món ngon - tinh hoa ẩm thực Việt”

Cam sành là cây bản địa, gắn với truyền thống sản xuất, canh tác của người dân 03 huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên (Hà Giang). Việc triển khai đồng bộ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP đã góp phần quan trọng khai thác hiệu quả quyền bảo hộ cam sành Hà Giang.

Cam sành Hà Giang khẳng định thương hiệu  

Cam sành Hà Giang có được danh tiếng và đặc thù là nhờ khu vực địa lý rất thích hợp với quá trình sinh trưởng của cây cam sành và kinh nghiệm tích lũy được của người dân trồng cam. Cây cam sành có đặc tính ưa đất vùng núi với khí hậu mát mẻ. Khu vực địa lý là vùng thuộc phía Nam tỉnh Hà Giang có khí hậu ôn hòa, mưa nhiều, mát về mùa hè và không quá giá lạnh về mùa đông.

Cam Hà Giang quả to tròn, vỏ sần sùi, màu cam sẫm, trên vỏ có nhiều đốm nâu. Khi chín, quả sẽ chuyển sang màu vàng rất đẹp mắt, vị ngọt thanh, mùi rất thơm. Quả cam có cùi dày nên để được hơn nửa tháng mà không bị hỏng; có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước, làm sinh tố, nước ép… đều cho hương vị thơm ngon đặc trưng.

Từ tháng 12 đến tháng Ba dương lịch hàng năm là thời điểm cam Hà Giang bước vào giai đoạn chín và cho thu hoạch. Lúc này, màu xanh của lá và màu vàng tươi từ cam tô điểm thêm cho vùng trời, vùng đất địa đầu Tổ quốc. Nông dân tấp nập hái cam, xe cộ tấp nập mua bán khiến không khí nơi đây thêm tươi vui, tràn đầy sức sống.

Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử hiện nay cũng góp phần lan tỏa những thương hiệu nông sản để mọi người biết đến nhiều hơn. Nhờ đó, những chủ nhà vườn, hợp tác xã trồng cam đã liên tiếp đón nhận những đơn hàng thông qua sàn thương mại điện tử, đưa những trái cam ngọt của vùng đất Hà Giang đến với người tiêu dùng khắp mọi miền Tổ quốc. Cam sành đã trở thành cây kinh tế mũi nhọn, giúp người nông dân nơi đây có kinh tế ổn định, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, tổng diện tích cam niên vụ 2023 - 2024 của tỉnh là 5.881ha, diện tích cho thu hoạch đạt khoảng 5.375 ha và sản lượng ước đạt 54.400 tấn. Trong đó, diện tích cam sành là 3.522ha, diện tích cho thu hoạch 3.361ha và sản lượng ước đạt 34.740 tấn. Diện tích cam vàng đạt 1.960ha; trong đó, diện tích cho thu hoạch 1.747ha và sản lượng ước đạt 19.750 tấn.

Cam sành Hà Giang có được danh tiếng và đặc thù là nhờ khu vực địa lý rất thích hợp với quá trình sinh trưởng của cây cam sành và kinh nghiệm tích lũy được của người dân trồng cam
Cam sành Hà Giang có được danh tiếng và đặc thù là nhờ khu vực địa lý rất thích hợp với quá trình sinh trưởng của cây cam sành và kinh nghiệm tích lũy được của người dân trồng cam.

Quảng bá, phát huy uy tín, danh tiếng cam sành Hà Giang

Được biết, chất lượng cam sành Bắc Quang làm hài lòng người tiêu dùng. Cảm nhận chung của mỗi người khi được thưởng thức đều khen cam Sành Bắc Quang vừa thơm, vừa ngọt, rất khác so với sản phẩm hiện có trên thị trường. Trên 93% diện tích trồng cam ở Bắc Quang đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất sản phẩm an toàn; trong đó, có trên 90% diện tích cam được trồng theo tiêu chuẩn VietGap.

Để thực hiện triển khai sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP, ngay từ đầu năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp kỹ thuật như: Bón phân, cắt cành, tạo tán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo “nguyên tắc 4 đúng”; nhất là không được sử dụng các loại thuốc trừ cỏ trên các vườn cam…

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hà Giang cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, khi bước vào vụ thu hoạch cam, sẽ thành lập các tổ công tác liên ngành nhằm giám sát quá trình thu hái, vận chuyển và test nhanh các chỉ tiêu sinh hóa để đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm ngay tại vườn và các lô sản phẩm trước khi đưa vào siêu thị nhằm đảm bảo cho các lô cam của Hà Giang đạt các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi được đưa vào lưu thông trên thị trường tại các tỉnh và thành phố trên cả nước.

Cùng với đó, công tác xúc tiến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm gắn liền với gìn giữ, phát huy uy tín, danh tiếng cam sành Hà Giang đã trở thành yếu tố chiến lược để thương hiệu cam Sành không ngừng vươn xa. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan được UBND tỉnh ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý Hà Giang dùng cho chỉ dẫn địa lý sản phẩm cam sành của tỉnh. Các đơn vị: Sở Thông tin và Truyền thông, Công thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp tuyên truyền về sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cam sành Hà Giang, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, kết nối văn hóa với du lịch...

Thông qua công tác quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, cam Hà Giang ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng. Không chỉ chinh phục thị trường miền Bắc, cam sành Hà Giang đang vươn xa toàn quốc khi sản phẩm được bày bán ở các siêu thị lớn trong cả nước, như: WinMart, BigC, Hapro, Saigon co.op... với sản lượng bình quân  300 - 500 tấn/năm. 

Ngày 10/10/2016 Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 4092/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00052 cho sản phẩm cam sành “Hà Giang” nổi tiếng. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Cam sành “Hà Giang” từ lâu vẫn được xem là một trong loại cam ngon được xếp vào hàng đặc sản của Việt Nam, là loại cây ăn quả nổi bật, có thế mạnh và được đông đảo người dân ưa thích. Cam sành Hà Giang đạt top 10 sản phẩm, dịch vụ người tiêu dùng tin cậy do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam chứng nhận, được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ lương thực, thực phẩm Việt Nam chứng nhận danh hiệu vàng “Món ngon - tinh hoa ẩm thực Việt” do người tiêu dùng bình chọn.

Anh Thư

Bài liên quan

Tin mới

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững
Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa xuất sắc nhận 4 giải Bạch kim cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay

Ngày 3/5, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã ký văn bản yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, Vụ Vận tải rà soát, kiểm tra giá vé máy bay, nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước, kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay, góp phần bình ổn giá, đảm bảo hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Nam Định: Xử lý nghiêm các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu không sử dụng hóa đơn điện tử
Nam Định: Xử lý nghiêm các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu không sử dụng hóa đơn điện tử

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Quảng Bình tiêu hủy hơn 1.500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu
Quảng Bình tiêu hủy hơn 1.500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1.500 sản phẩm thời trang mũ lưỡi trai, mũ rộng vành, dép các loại giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ
Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ

Theo đánh giá của Cục Thống kê Thái Nguyên, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 4 nói riêng và 4 tháng đầu năm 2024 nói chung.

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa phục vụ khoảng 1,52 triệu lượt khách, tăng 27,2%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.805 tỷ đồng, tăng 32,8%, là địa phương đứng đầu về doanh thu du lịch.