Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần giám sát quản lý chặt chẽ việc thực thi chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng chống rửa tiền

Ngày 20/12, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Viện Chiến lược và Chính sách tài chính; Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố đối với các sản phẩm tài chính toàn diện - Thách thức và giải pháp quản lý".

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đỗ Văn Trường, Giám đốc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính cho biết, hoạt động phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố là một trong những hoạt động luôn được quan tâm bởi các nhà làm luật, chính sách và các cơ quan thực thi.

Theo ông Trường, điều quan trọng của hoạt động phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố là không thể phủ nhận việc làm minh bạch tài chính, trong sạch hệ thống tài chính, cũng như góp phần làm giảm các loại hình tội phạm khác trong xã hội như buôn lậu, buôn người, ma tuý, tham nhũng…

Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, các giao dịch xuyên biên giới ngày càng phát triển, việc thực thi pháp luật liên quan đến hoạt động phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt càng phải hiệu quả và chặt chẽ.

Còn theo PGS.TS. Nhữ Trọng Bách, Phó Giám đốc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Trưởng Ban chỉ đạo Hội thảo quốc gia, hoạt động rửa tiền tại Việt Nam hiện nay phức tạp gia tăng theo thời gian cả về quy mô, số lượng, đặc biệt hình thức rửa tiền mới đã xuất hiện như tài sản ảo, tiền ảo, sàn giao dịch ảo…

“Hoạt động rửa tiền tại Việt Nam đã có tác động tiêu cực đến vĩ mô nền kinh tế, giảm an ninh tiền tệ, an ninh tài chính và an ninh xã hội.

Vì thế, Hội thảo đóng góp phần nào đánh giá thực trạng cũng như kiến nghị giải pháp phù hợp với bối cảnh hiện nay của Việt Nam trong phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố đối với các sản phẩm tài chính toàn diện.” - PGS.TS. Nhữ Trọng Bách chia sẻ.

Từ góc độ cơ quan quản lý, tại Hội thảo, ông Nguyễn Huy Công, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho hay, các đối tượng có thể lợi dụng việc thanh toán thuế xuất nhập khẩu thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ để rửa tiền/tài trợ khủng bố; khai sai trị giá tính thuế, khai tăng hoặc giảm giá trị, số lượng, trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu… nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có hoặc huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.

Từ thực trạng này, ông Nguyễn Huy Công chia sẻ, ngành Hải quan đã đẩy mạnh áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu thuế, phí, lệ phí phát sinh trong lĩnh vực hải quan, đảm bảo thông tin nộp tiền được thanh khoản thuế kịp thời.

Ngoài ra, nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, cơ quan Hải quan đã nghiêm túc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó ban hành các văn bản chỉ đạo toàn ngành về công tác phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố trong lĩnh vực kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, quản lý rủi ro, thuế xuất nhập khẩu; ký kết với cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng quy chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố; buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền mặt, kim loại quý, đá quý, công cụ chuyển nhượng qua biên giới.

Theo đó, ngành Hải quan đã đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro, công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Chú trọng kiểm tra về trị giá, mã số hàng hóa để kịp thời phát hiện những trường hợp áp sai mã số, trị giá hàng hóa, đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, các chuyên gia, đại diện cơ quan chức năng cũng đã nêu cụ thể những rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, đặc biệt là những rủi ro mới trong bối cảnh thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, chuyển đổi số lĩnh vực tài chính, cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, một số quy định trong Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 đến nay không còn phù hợp. Vị chuyên gia này kiến nghị cần có nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện các cơ chế, quy định về biện pháp phòng ngừa áp dụng với các đơn vị để hoạt động phòng, chống rửa tiền đạt kết quả cao.

Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyến nghị cần tiếp tục theo dõi, giám sát, quản lý chặt chẽ việc thực thi chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng chống rửa tiền, tăng cường cảnh giác đối với các giao dịch tiềm ẩn rủi ro rửa tiền, tăng cường cơ chế tuân thủ nội bộ cũng như đào tạo, tuyên truyền nâng cao trách nhiệm cho cán bộ, nhân viên thực hiện các công việc liên quan đến tài chính, ngân hàng….

Phương Thảo(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hội thảo “Công bố Báo cáo hự báo kỹ năng ngành Cảng tại Việt Nam, giai đoạn 2024 – 2028”
Hội thảo “Công bố Báo cáo hự báo kỹ năng ngành Cảng tại Việt Nam, giai đoạn 2024 – 2028”

Ngày 26/6, tại Khách sạn Sheraton Hải Phòng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc tổ chức Hội thảo “Công bố Báo cáo dự báo kỹ năng ngành Cảng tại Việt Nam, giai đoạn 2024 – 2028”. 

Thông cáo Báo chí số 27, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí số 27, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 26/6/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ hai mươi lăm của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Thông qua 7 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Hải Phòng
Thông qua 7 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Hải Phòng

Sau 1/2 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 17 (chuyên đề) HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành các nội dung chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.

Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào Việt Nam
Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định, Trung Quốc ủng hộ Việt Nam đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng Trung Quốc và các nước xây dựng chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất ổn định, bền vững tại khu vực và trên thế giới. 

Vĩnh Phúc: Vốn đầu tư FDI 6 tháng đầu năm ước đạt 435,8 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023
Vĩnh Phúc: Vốn đầu tư FDI 6 tháng đầu năm ước đạt 435,8 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023

Kết quả thu hút vốn đầu tư FDI 6 tháng đầu năm của tỉnh Vĩnh Phúc ước đạt 435,8 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, vượt gần 9% kế hoạch năm (mục tiêu năm 2024 thu hút 400 triệu USD).

Chứng khoán khối ngoại ngày 26/6: Bất ngờ gom mạnh cổ phiếu TCB, vẫn bán ròng hơn 550 tỷ đồng
Chứng khoán khối ngoại ngày 26/6: Bất ngờ gom mạnh cổ phiếu TCB, vẫn bán ròng hơn 550 tỷ đồng

Thị trường sụt giảm sau phiên lao dốc ngày 24/6, khối ngoại giao dịch có phần sôi động hơn và tiếp tục bán ròng hơn 550 tỷ đồng, với tâm điểm là cổ phiếu FPT và chứng chỉ quỹ FUEVFVND.