Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần thiết ban hành Luật Thanh tra sửa đổi bảo đảm quan điểm thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013

Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế cũng như chưa đáp ứng tốt tình hình thực tế mới.

Sáng ngày 01/04, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Lê Tiến Châu và Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực chủ trì Hội nghị phản biện xã hội Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu tập trung phản biện về những nội dung lớn của dự án luật liên quan đến vấn đề về kiểm soát quyền lực Nhà nước; mục đích thanh tra, chức năng nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, huyện cũng như các quy định về trình tự thủ tục thanh tra; việc phát huy vai trò của nhân dân, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động thanh tra; việc công khai kết luận thanh tra; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, sách nhiễu trong hoạt động thanh tra, tránh lạm quyền, gây khó khăn phiền hà cho tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra…

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Cần thiết phải sửa đổi

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực nêu rõ, Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật Thanh tra đã phát huy tác dụng, tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Luật đã bộc lộ nhiều hạn chế cũng như chưa đáp ứng tốt tình hình thực tế mới. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Thanh tra năm 2010 là cần thiết nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về công tác thanh tra, trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức và hoạt động thanh tra.

Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực phát biểu đề dẫn tại Hội nghị
Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực phát biểu tại Hội nghị.

"MTTQ Việt Nam rất quan tâm tới việc xây dựng dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) bởi dự án Luật này không chỉ giúp cơ quan nhà nước hoàn thiện tổ chức, bộ máy, cán bộ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mà còn góp phần giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân", ông Ngô Sách Thực nhấn mạnh.

Góp ý vào dự án Luật, ông Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật nhận định, dự thảo Luật chưa thể hiện đầy đủ tinh thần và nội dung của Hiến pháp 2013 và đường lối của Đảng về kiểm soát quyền lực Nhà nước. “Theo Tờ trình dự thảo Luật mới chỉ là góp phần kiểm soát quyền lực Nhà nước. Từ mục đích hoạt động thanh tra, chức năng của cơ quan thanh tra đến nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra của Tổng cục, cũng như Thanh tra tỉnh, huyện đều không có quy định về kiểm soát quyền lực Nhà nước trong nội bộ các cơ quan thực hiện quyền hành pháp.”- ông Đường đặt vấn đề.

Ông Đường cho rằng, cần quan niệm thanh tra trước hết thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước trong nội bộ cơ quan hành pháp và phải được đưa lên nhiệm vụ hàng đầu, sau đó mới thực hiện chức năng quản lý nhà nước, phục vụ cho quản lý nhà nước. Nếu quan điểm này được chấp nhận thì rất nhiều điều luật trong dự thảo Luật Thanh tra phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng hàng đầu của thanh tra.

Đề cập đến nội dung Báo cáo kết quả thanh tra, Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, Dự thảo quy định khá chi tiết về thời gian xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra, nhưng lại không nói rõ trong bao lâu người ra quyết định thanh tra phải phân công tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra… Điều này gây ra tình trạng mất cân đối trong quá trình thanh tra.

“Tuy nhiên Luật quy định giới hạn “Thời gian xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra tính từ khi người ra quyết định thanh tra giao xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra” (Khoản 7 Điều 86) là bao nhiêu lâu nhưng lại cũng không nói rõ trong bao lâu người ra quyết định thanh tra phải phân công tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra (Khoản 1 Điều 87)”, Luật sư Nguyễn Văn Chiến nêu rõ.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Chiến, chỉ qua 1 - 2 điều khoản có thể thấy Dự thảo để khá nhiều khe “hở” về mặt thời gian, thời hạn đối với người ra quyết định thanh tra.

Góp phần kiểm soát quyền lực Nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Sau khi lắng nghe các ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự Hội nghị, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu đánh giá cao những ý kiến chất lượng, mang tính phản biện, đặc biệt là công khai kết luận thanh tra,…

Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu cho rằng, hầu hết ý kiến đại biểu đều thống nhất cao sự cần thiết ban hành Luật Thanh tra (sửa đổi), tuy nhiên, việc sửa đổi lần này cần bảo đảm quan điểm thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu phát biểu kết luận Hội nghị
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu phát biểu kết luận Hội nghị.

“Đa số các ý kiến cũng cho rằng, tổ chức thanh tra còn nhiều tầng nấc, dẫn đến chồng chéo, trùng lắp trong thực hiện công vụ; chưa có sự phân định thật rõ ràng cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa thanh tra và các cơ quan có chức năng tương đồng về kiểm tra, giám sát, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra, cho người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, dự thảo Luật lần này cần phải thu gọn đầu mối tổ chức cơ quan thanh tra để khắc phục sự dàn trải, thiếu tập trung và tình trạng chống chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra” - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu nêu rõ.

Ông cũng cho biết, UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ khẩn trương hoàn thiện văn bản phản biện xã hội đối với dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thanh tra Chính phủ.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền năm 2024
Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền năm 2024

Vừa qua, tại Công viên 53 Lạch Tray, UBND quận Ngô Quyền tổ chức khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng năm 2024.

Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”
Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Cát Bi và chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Hải Phòng tổ chức trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.

Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, diễn ra lễ khánh thành, đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt tại huyện Diễn Châu, Nghệ An từ nút giao Quốc lộ 7 ở xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao quốc lộ 46B ở xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An phục vụ người dân đi lại vào dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5.

Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5
Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài dự kiến được tổ chức vào ngày 9/5 tới.

Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD
Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD

Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, gần gấp ba lần nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) và dự kiến sẽ chạm mốc 134% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2029.

Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ
Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ

Ngay trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Nguyên đã xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông.