Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần xây dựng nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, việc xây dựng nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nghị định sẽ góp phần cụ thể hóa các tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp, tạo không gian pháp lý đầy đủ, an toàn, thuận lợi để nhà đầu tư sớm hiện thực hóa các ý tưởng, dự án về kinh tế tuần hoàn.

Phát triển kinh tế tuần hoàn được nhìn nhận là một hướng đi quan trọng, và “không thể đảo ngược”
Phát triển kinh tế tuần hoàn được nhìn nhận là một hướng đi quan trọng, (Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0, việc tận dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trở thành một yêu cầu tất yếu để tạo thêm “cầu” đối với hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, từ đó tạo dựng năng lực cạnh tranh ở các cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp, ngành và nền kinh tế.

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, sự quan tâm đối với kinh tế tuần hoàn đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại những thành tựu đột phá, khả dụng trên nhiều công đoạn của mô hình kinh tế tuần hoàn như công nghệ số, sinh học,…

Đáng chú ý, nhiều thị trường phát triển cũng đã lưu tâm hơn đến thúc đẩy phát triển thương mại gắn với phát triển bền vững, và đã lồng ghép các cam kết liên quan đến nội dung này trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).

Trong bối cảnh dịch Covid-19 từ năm 2020, các quốc gia đã nhìn nhận nghiêm túc hơn yêu cầu phát triển bền vững, tăng cường mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế và sức chống chịu của chuỗi cung ứng; nhiều nền kinh tế đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về lộ trình cắt giảm phát thải ròng. Theo đó, phát triển kinh tế tuần hoàn được nhìn nhận là một hướng đi quan trọng, và “không thể đảo ngược”. 

Dù đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội nhưng nước ta đang phải đối mặt với không ít thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, trong khi tiếp tục quá trình gia tăng dân số, đô thị hóa, và công nghiệp hóa, chậm chuyển đổi từ cách tiếp cận kinh tế tuyến tính truyền thống sang cách tiếp cận đa chiều, hiện đại. Điều này đã kéo theo hệ lụy ngày càng nghiêm trọng đối với nguồn cung tài nguyên (bao gồm đất đai), lượng chất thải lớn, an ninh môi trường và an ninh nguồn nước. 

“Việt Nam cần cân nhắc những định hướng, yêu cầu chính sách nhằm bảo đảm phát triển bền vững hơn mà cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050 chính là một nền tảng bước đầu. Đồng thời, chúng ta phải xử lý thách thức về gián đoạn chuỗi cung ứng bằng cách thích ứng theo hướng tăng cường mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế, trong đó có việc sử dụng nguyên liệu đầu vào hiệu quả hơn.

Chủ trương thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng đòi hỏi việc tổ chức sản xuất phải phù hợp để đáp ứng các cam kết mới, gắn với phát triển bền vững. Yêu cầu thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau những khó khăn nghiêm trọng của nền kinh tế trong các năm 2020-2021 cũng đòi hỏi phải chủ động thúc đẩy các mô hình kinh tế mới nhằm tạo thêm không gian phát triển cho doanh nghiệp.

Quyết định số 687/QĐ-TTg mới chỉ là một trong những nỗ lực đầu tiên nhằm xác định lộ trình, yêu cầu và định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Để tạo dựng “sức sống” cho các chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn thì cách tiếp cận tuần tự, truyền thống là không đủ", bà Minh nhấn mạnh.

Phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ tạo cơ hội và động lực quan trọng nhằm cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của doanh nghiệp trước các cú sốc từ bên ngoài. Bên cạnh việc đóng góp vào các mục tiêu về giảm phát thải và bảo vệ môi trường, các mô hình kinh tế tuần hoàn phải đóng góp trực tiếp vào thúc đẩy ứng dụng đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ. Các mô hình kinh tế tuần hoàn tạo động lực cho người lao động thông qua cơ chế chia sẻ phù hợp, từ đó cải thiện năng suất lao động.

Việt Nam hiện có chủ trương phát triển liên kết vùng và hoàn thiện thể chế liên kết vùng. Chính vì thế, liên kết vùng trong tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại để phát huy lợi thế so sánh từng vùng, từng địa phương trong vùng là lĩnh vực vô cùng quan trọng. Việc tổ chức được các mô hình sản xuất theo hướng tuần hoàn ở cấp vùng sẽ đảm bảo nguồn lực “quay vòng” và “khép kín” hơn ở từng vùng, đảm bảo nguồn đầu vào hiệu q ủa cho cả quá trình sản xuất.

Mặt khác, tổ chức sản xuất theo hướng tuần hoàn còn giúp đáp ứng các quy tắc về xuất xứ và cam kết về thương mại, phát triển bền vững trong các hiệp định thương mại tự do. Trong năm 2021, mức độ tận dụng ưu đãi trong Hiệp định CPTPP mới chỉ đạt 6,3% và trong EVFTA mới chỉ đạt hơn 20%, nghĩa là dư địa để cải thiện còn rất nhiều.

Theo bà Minh, việc sớm có chủ trương và lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn cũng sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận nhanh và hiệu quả hơn đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển từ các đối tác. Bởi ngay trong CPTPP hay như EVFTA đều có các chương riêng về hợp tác và nâng cao năng lực.

“Điều quan trọng là từ phía chúng ta, nếu có tư duy và bước đi phù hợp thì các đối tác phát triển có thể cân nhắc các hướng hỗ trợ kịp thời và hiệu quả hơn. Và một nhiệm vụ quan trọng là xây dựng nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn. Nghị định này sẽ góp phần cụ thể hóa các tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp để phát triển kinh tế tuần hoàn, tạo không gian pháp lý đầy đủ, an toàn, thuận lợi để nhà đầu tư sớm hiện thực hóa các ý tưởng, dự án về kinh tế tuần hoàn”, bà Minh nêu quan điểm.

Trần Nguyên

 

Bài liên quan

Tin mới

Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao
Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao

Đây là hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Samsung Việt Nam và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030 của Việt Nam. Samsung Việt Nam sẽ phối hợp cùng NIC triển khai 6 lớp đào tạo về công nghệ cao cho khoảng 200 sinh viên tại NIC trong năm nay.

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang

Việc điều chỉnh để phù hợp với định hướng phát triển không gian, định hướng giao thông, cấp đường quy hoạch và một số nội dung để phù hợp với thực tiễn quản lý phát triển đô thị như chỉ giới xây dựng, mật độ và tầng cao xây dựng.

Quý I/2024: Ngành đường sắt lãi đậm
Quý I/2024: Ngành đường sắt lãi đậm

Mặc dù Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 5 tỷ đồng trong cả năm 2024 nhưng tính riêng quý I, cả Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội (HRT) và Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn (SRT) đều báo lãi hơn 30 tỷ đồng.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất xanh Miền Nam, địa chỉ trụ sở chính tại 27 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh, TP. HCM.

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Gặp mặt, tri ân chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 3/5, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Vàng miếng sắp tiệm cận mốc 86 triệu đồng/lượng trong bối cảnh tiếp tục huỷ phiên đấu thầu vàng
Vàng miếng sắp tiệm cận mốc 86 triệu đồng/lượng trong bối cảnh tiếp tục huỷ phiên đấu thầu vàng

Giá vàng miếng tăng mạnh trong bối cảnh phiên đấu thầu vàng dự kiến tổ chức sáng nay đã bị hủy, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.