Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể để hơn 880 dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện Nghị quyết số 74/2022 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong báo cáo, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã báo cáo rõ về tình hình xử lý đối với gần 1.000 dự án "treo", không hiệu quả, lãng phí.

Theo báo cáo, các bộ, ngành và địa phương đã chủ động thực hiện rà soát, phân loại làm rõ trách nhiệm đối với tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến các dự án không hiệu quả, lãng phí, chậm tiến độ, không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng nêu tại Nghị quyết. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án tránh thất thoát, lãng phí.

Một dự án điện tại phía Nam bị chậm tiến độ, lùi thời hạn vận hành (Ảnh: KT)
Đây là một dự án điện tại phía Nam bị chậm tiến độ, lùi thời hạn vận hành. Ảnh VOV.vn.

Kết quả, đối với 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước không hiệu quả, lãng phí có khoảng 16/51 dự án, chiếm khoảng 30% tổng dự án nói trên được xử lý. Trong đó, có 08 dự án khắc phục tồn tại và đưa vào hoạt động; 01 dự án đã thực hiện thu hồi, thanh lý tài sản, 01 dự án gia hạn tiến độ thực hiện, 04 dự án điều chỉnh chủ trương đầu tư, 02 dự án đơn vị thực hiện bàn giao cho đơn vị khác sử dụng, các dự án khác đang rà soát, xem xét xử lý theo quy định.

Đối với 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm lĩnh vực điện, than và dầu khí chậm tiến độ, Chính phủ cho biết, có 01 dự án đang triển khai thực hiện, các dự án khác đang rà soát, xử lý.

Đối với 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai, hoang hoá, lãng phí, Chính phủ cho biết, đang triển khai thực hiện 02 dự án, gia hạn đối với 03 dự án, chấm dứt 02 dự án, còn lại đang rà soát, xem xét xử lý.

Đối với hơn 880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo: Đã chấm dứt hơn 22 dự án, thu hồi đất 126 dự án, gia hạn tiến độ 93 dự án, rà soát thu hồi đất 25 dự án, điều chỉnh 10 dự án, đưa vào hoạt động 41 dự án, còn lại đang rà soát, xử lý.

Dự án chậm tiến độ. Ảnh internet.
Ảnh internet.

Tại Nghị quyết 74 năm 2022, Quốc hội yêu cầu Chính phủ phân loại để xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm, xử lý các sai phạm, tiêu cực, các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn Nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí; 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ; 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn, vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí; 880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.

Cũng liên quan đến các dự án quan trọng cấp quốc gia, Chính phủ cho biết, hiện có khoảng 143 dự án theo hình thức BT (Xây dựng - chuyển giao thuộc Hợp tác công tư của PPP) đang triển khai trên cả nước, Chính phủ đã phân loại 3 nhóm vướng mắc và đề xuất phương án xử lý từng nhóm vấn đề.

Thực hiện kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ về nguyên tắc giải pháp tổng thể xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT giao thông, đồng thời đề xuất giải pháp xử lý khó khăn, bất cập đối với 8 dự án do Bộ này quản lý.

Trong đó, có bố trí vốn Nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư, ngân hàng, tín dụng và chấm dứt hợp đồng trước hạn đối với 5/8 dự án. Sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn Nhà nước tham gia để tiếp tục thực hiện hợp đồng đối với 3/8 dự án BOT còn lại. Chính phủ cho hay, dự án tổng mức vốn Nhà nước để xử lý vướng mắc tại 8 dự án BOT ngành giao thông lên đến hơn 10.300 tỷ đồng.

Nhiều Đại biểu Quốc hội yêu cầu xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể để gần 1.000 dự án treo, gây lãng phí vốn Nhà nước, vốn đầu tư công, đất đai.

Theo Báo cáo, các bộ, ngành, địa phương đang xử lý: 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn Nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí; 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ; 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí; 880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.

Xuân Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp
Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp

Sáng 28/4/2024, tại KS. Long Thuận thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024
Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 380/QĐ-QLTTNA về việc triển khai Kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kế hoạch kiểm tra sẽ được triển khai từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024
Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024

Ngày 29/4, thông tin từ Hội Vật lý Việt Nam cho biết: Tham dự Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic (NBPhO) năm 2024, cả 5 học sinh Việt Nam đều xuất sắc đoạt giải, trong đó có 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng và 2 giải Khuyến khích.

Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh
Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định vừa phối hợp Trung tâm Anh ngữ Ocean Edu tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ, chia sẻ kỹ năng, phương pháp học tiếng Anh cho học sinh.

Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm
Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm

Trong tháng Tư, cả nước có hơn 15.000 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng 8,4% so với tháng trước. Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cả nước có hơn 81.000 DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ
CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ

Sáng nay, 29/4, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng Tư và bốn tháng đầu năm 2024. CPI bốn tháng năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước.