Điều kiện và nền tảng tốt để trồng mía

Các tỉnh biên giới của Việt Nam, trong đó có Cao Bằng có điều kiện và nền tảng tốt để trồng mía. Trồng mía có những lợi ích rõ ràng so với các loại cây hoa màu như lúa, sắn và ngô và nông dân sẵn sàng trồng mía hơn do người dân địa phương có truyền thống trồng mía lâu đời.

Vùng nguyên liệu mía tỉnh Cao Bằng được đầu tư tập trung tại các huyện Hạ Lang, Quảng Hòa, Trùng Khánh và Thạch An với tổng diện tích hơn 2.600 ha, sản lượng năm 2021 đạt trên 184.000 tấn. Năm 2022, diện tích dự kiến tăng lên trên 2.900 ha, sản lượng ước đạt gần 200.000 tấn.

Huyện Quảng Hòa là vùng trồng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh Cao Bằng nhiều năm qua, là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho nhà máy đường của Công ty Cổ phần Mía đường Cao Bằng. Diện tích trồng tập trung nhất tại các xã: Đại Sơn, Cách Linh, Hạnh Phúc, Hồng Quang và thị trấn Hòa Thuận. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, chủ yếu là địa hình bằng phẳng, cây mía rất phù hợp với huyện Quảng Hòa. Năng suất mía ở đây đạt trung bình từ 60 - 65 tấn/ha.

Tại huyện Hạ Lang, năm 2022, toàn huyện trồng gần 160 ha mía, đạt 53,2% kế hoạch giao, trong đó mía nguyên liệu đạt diện tích trên 140 ha, chiếm tỷ lệ hơn 88%.

Theo đó, mía nguyên liệu được trồng nhiều tại các xã Thị Hoa, Thống Nhất, Cô Ngân. Huyện đã liên kết với Công ty TNHH Vũ Thành cung ứng mía giống cho các hộ dân ở 3 xã Thị Hoa, Thống Nhất, Cô Ngân để triển khai trồng theo hướng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Cây mía không chỉ phù hợp với thổ nhưỡng địa phương mà còn tiết kiệm được công làm đất do cây mía trồng một lần thu hoạch được 3 năm.

Cây mía mang lại thu nhập chính cho nhiều người dân
Cây mía mang lại thu nhập chính cho nhiều người dân.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, với năng suất mía trung bình là 56 tấn/ha, dự kiến vụ mía năm 2022, huyện Hạ Lang có khoảng 8.000 - 9.000 tấn mía sẽ được thu hoạch. Thời điểm này, các diện tích mía đang phát triển tốt, chuẩn bị bước vào chính vụ thu hoạch. Ngành nông nghiệp của huyện đã tích cực tham mưu, tìm ra giải pháp, đầu ra hợp lý cho cây mía với giá cả ổn định, đồng thời chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị các điều kiện để thu mua mía cho bà con.

Từ đầu năm, huyện liên kết với Công ty TNHH Vũ Thành cung ứng mía giống cho các hộ tại các xã: Thị Hoa, Thống Nhất, Cô Ngân để triển khai trồng theo hướng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Với năng suất mía trung bình đạt 56 tấn/ha (năm 2021), dự kiến vụ mía năm 2022, huyện có khoảng 8.000 - 9.000 tấn mía sẽ được thu hoạch.

Đến thời điểm này, tổng diện tích mía đang phát triển tốt, chuẩn bị bước vào chính vụ thu hoạch, ngành nông nghiệp huyện tích cực tham mưu, tìm giải pháp, đầu ra hợp lý cho cây mía với giá ổn định; đồng thời, chỉ đạo Công ty TNHH Vũ Thành chuẩn bị các điều kiện để thu mua mía cho người dân.

Nâng cao giá trị đối với cây mía

Năm 2022, tỉnh Cao Bằng đã quy hoạch nâng diện tích toàn vùng thời gian tới lên 4.600 ha, sản lượng ước đạt khoảng 335.000 tấn/vụ. Trong đó, 170.000 tấn phục vụ nguyên liệu cho sản xuất của Nhà máy mía đường Cao Bằng. Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng đã liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm cho người dân phát triển sản xuất. Công ty TNHH Thương mại Vũ Thành tham gia liên kết sản xuất, bao tiêu mía nguyên liệu trên địa bàn huyện Hạ Lang xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nhằm nâng cao giá trị đối với cây mía, Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng đã làm thủ tục hồ sơ xuất khẩu mía nguyên liệu cho một số nhà máy mía đường phía nước bạn Trung Quốc. Từ năm 2017 - 2019, đã xuất khẩu được 12.600 tấn. Tuy nhiên, từ vụ sản xuất năm 2019 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc xuất khẩu mía bị chững lại và trong quá trình hợp tác xuất khẩu đối với sản phẩm này còn gặp một số bất cập và khó khăn.

Để tiếp tục tăng cường hợp tác liên kết phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với cây mía nguyên liệu theo hướng ổn định, bền vững, tại hội nghị, các sở, ngành, đơn vị, địa phương hai bên đã trao đổi thông tin.

Đặc biệt để nâng cao năng suất, chất lượng, tỉnh Cao Bằng, tiếp tục quy hoạch vùng trồng mía nguyên liệu; hỗ trợ nông dân tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi đầu tư về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đưa các loại giống mới vào sản xuất; đầu tư cơ giới hóa trong các khâu sản xuất đem lại năng suất, chất lượng cao; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và có chế tài xử lý, ngăn chặn đối với các trường hợp tư thương tranh mua mía nguyên liệu; bố trí nguồn ngân sách để tu sửa, mở mới các tuyến đường nội đồng phục vụ cho khâu vận chuyển, đồng thời có nguồn kinh phí xây dựng các tuyến mương thủy nông phục vụ tưới tiêu.

Hà Trần