Cao răng xuất hiện từ đâu?
Sau khi ăn khoảng 15 phút trên bề mặt răng sẽ xuất hiện một lớp màng vô khuẩn, các loại vi khuẩn độc hại có chỗ bám vào răng. Chỉ một thời gian ngắn sau, vi khuẩn sẽ tích tụ ngày càng nhiều, tạo thành mảng bám dày.
Ở giai đoạn đầu, khi những mảng bám mỏng có thể dễ dàng loại bỏ bằng bàn chải hoặc các dụng cụ vệ sinh răng khác. Tuy nhiên, khi tồn tại quá lâu trong khoang miệng, mảng bám sẽ vôi hoá rất cứng do hợp chất muối vô cơ từ nước bọt, bám chắc vào răng hoặc nướu dẫn tới hôi miệng. Đây chính là thời điểm mảng bám đã trở thành cao răng và không thể làm sạch bằng việc đánh răng thông thường.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến cao răng xuất hiện:
Không vệ sinh răng miệng thường xuyên, không chải răng 2 lần/ngày.
Không làm sạch các kẽ răng mà chỉ làm sạch bề mặt răng.
Sử dụng nhiều thực phẩm chứa đường hoá học.
Chải răng sai cách khiến răng không được làm sạch hoàn toàn, mảng bám bị sót lại, lâu dần trở thành cao răng.
Cao răng có mấy cấp độ?
Nhiều người cho rằng cao răng chỉ là những mảng bám trong khoang miệng và có màu ố vàng. Thực tế bệnh cao răng có 4 cấp độ khác nhau, cụ thể:
Cao răng cấp độ 1: Cao răng cấp độ 1 là cao răng giai đoạn mới hình thành. Mảng cao răng còn mỏng và có tông màu nhạt, có thể thấy một chút ánh trắng nhẹ tại khu vực đường viền nướu.
Cao răng cấp độ 2: Cao răng cấp độ 2 cứng và dày hơn nhiều so với cấp độ 1 nhưng màu sắc vẫn còn khá nhạt. Cao răng giai đoạn này đã bám chặt vào răng.
Cao răng cấp độ 3: Cao răng cấp độ 3 dễ nhận biết hơn vì đã chuyển sang màu vàng sậm. Chúng thường xuất hiện ở mặt trong của răng, dày và cứng, khó loại bỏ. Một số ít trường hợp cao răng cấp độ 3 xuất hiện ở mặt ngoài răng.
Cao răng cấp độ 4: Cấp độ 4 là cấp độ nặng nhất của cao răng, lúc này cao răng đã chuyển sang màu sẫm hơn, thậm chí màu đen. Chúng bắt đầu tấn công chân răng và xuống gần xương hàm gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
Tác hại của việc lấy cao răng sai cách
Việc lấy cao răng sai kỹ thuật có thể gây ra một số tác hại nhất định. Dưới đây là tác hại của lấy cao răng sai cách:
Gây tổn thương mô mềm
Do vôi răng tập trung ở khu vực chân răng và sát nướu nên quá trình di chuyển máy lấy cao răng không cẩn thận có thể gây ra những tổn thương về nướu, đau nhức, chảy máu hoặc viêm quanh răng.
Gây bào mòn men răng
Do lớp cao răng thường bám rất sát vào lớp men răng. Do vậy nếu bác sĩ di máy cạo vôi răng quá sát hoặc đặt tần số rung quá cao cũng có thể làm ảnh hưởng tới men răng.
Gây nhiễm trùng
Nếu dụng cụ lấy cao răng không được vệ sinh theo chuẩn y tế hoặc các bác sĩ không đảm bảo các quy định về phòng ngừa có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc lây chéo các bệnh lý.
Làm sao để loại bỏ và ngăn ngừa cao răng hình thành?
Thực tế, không khó để ngăn ngừa sự hình thành cao răng. Nếu bạn áp dụng những phương pháp dưới đây thường xuyên thì cao răng sẽ hình thành chậm hơn và mức độ cao răng sẽ không nghiêm trọng:
Chải răng đúng cách mỗi ngày: Mỗi ngày chải răng 2 lần, một lần kéo dài 2 phút. Nếu bạn chải răng quá nhanh, dưới 30 giây thì sẽ không đủ thời gian để loại bỏ các mảng bám trên răng. Khi chải răng cần di chuyển bàn chải hai bên và đằng sau răng, hàm răng trên và dưới để không bỏ sót bất kỳ chỗ trú ngụ nào của vi khuẩn.
Thay bàn chải thường thành bàn chải điện: Một số thử nghiệm thực tế đã cho thấy bàn chải điện có công dụng loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn bàn chải thường. Bàn chải điện sẽ tác dụng một lực phù hợp cho việc làm sạch răng.
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng: Bàn chải chỉ làm sạch bề mặt răng và khó làm sạch hoàn toàn kẽ răng. Vì vậy, để loại bỏ triệt để vi khuẩn tích tụ ở kẽ răng thì bạn cần sử dụng thêm chỉ nha khoa.
Thực hiện chế độ ăn phù hợp: Vi khuẩn gây hại cho răng thường bắt nguồn từ thực phẩm ăn hàng ngày. Các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột khi tiếp xúc với vi khuẩn trong khoang miệng sẽ giải phóng hàng loạt axit gây hại. Do vậy, có một chế độ ăn lành mạnh, hạn chế đường là một trong những yếu tố giúp hàm răng khỏe mạnh, ít cao răng.
Không hút thuốc lá: Người hút thuốc lá thường xuyên sẽ có xu hướng hình thành cao răng nhiều hơn. Cao răng do hút thuốc lá thường có màu đen và gây mùi hôi khó chịu.
Súc miệng sau khi đánh răng: Nước súc miệng sẽ giúp sát khuẩn toàn bộ khoang miệng và làm sáng răng, mang đến hơi thở thơm mát. Vì vậy, sau mỗi lần đánh răng bạn hãy súc miệng thêm để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
Dung dịch nha Nutridentiz - Hỗ trợ loại bỏ cao răng, làm sạch bề mặt răng, giúp hơi thở thơm mát hơn
Vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất để hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành và loại bỏ cao răng trong đó hãy nhớ súc miệng hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn răng miệng. Một trong những dung dịch được các chuyên gia nha khoa khuyên dùng đó là dung dịch nha Nutridentiz.
Nutridentiz có thành phần bao gồm dịch chiết sáp ong trong cồn cùng dịch chiết của các thảo dược quý như lá trầu không, quả cau, cùi vỏ chay dùng cho người bị cao răng, sâu răng, hôi miệng, chảy máu chân răng, viêm nướu răng. Sản phẩm không chỉ giúp làm sạch khoang miệng, bề mặt răng, loại bỏ thức ăn dư thừa bám ở các khe kẽ, mảng bám chân răng, tiêu diệt vi khuẩn có hại gây viêm nhiễm mà còn giúp cung cấp dinh dưỡng cho nướu lợi, giúp răng chắc khỏe hơn.
Đặc biệt, sản phẩm ứng dụng công nghệ lượng tử trong bào chế sản xuất giúp tách chiết được tối đa hàm lượng dược liệu và loại bỏ tạp chất gây hại. Vì vậy tăng hiệu quả tác dụng và độ an toàn khi sử dụng hàng ngày.
Sử dụng dung dịch nha Nutridentiz hàng ngày giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, bề mặt răng, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho nướu lợi, giảm viêm, cầm máu, làm săn se nướu lợi, giảm tình trạng lún, sụt lợi, giúp lợi chắc, răng khỏe, cho hơi thở thơm mát hơn.
Cao răng nếu không được loại bỏ đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống của người mắc. Để cải thiện và phòng ngừa cao răng hiệu quả, bên cạnh chăm sóc răng miệng hợp lý, bạn hãy sử dụng dung dịch nha Nutridentiz chứa thành phần chính sáp ong trong cồn mỗi ngày nhé!
Sản phẩm có bán tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc.
Vân Anh