Theo Bộ Giao thông Vận tải, nguồn vốn trên được cân đối từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
“Căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Giao thông Vận tải đã bố trí 257 tỷ đồng cho công tác chuẩn bị đầu tư và hơn 8.334 tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2022. Đến ngày 15/09/2022, dự án đã giải ngân được hơn 212 tỷ đồng của công tác chuẩn bị đầu tư. Hiện, các địa phương đang tích cực triển khai công tác lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải ngân đáp ứng tiến độ yêu cầu”, Bộ Giao thông Vận tải thông tin.
Về giải phóng mặt bằng, đến nay, các địa phương đã thực hiện công tác đo đạc tại thực địa đạt trên 95%, kiểm kê tài sản trên đất đạt 87% và đang tích cực triển khai xây dựng khu tái định cư, lập phương án đền bù, giải phóng mặt bằng... phấn đấu bàn giao 70% diện tích mặt bằng các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20/11/2022 và bàn giao toàn bộ các diện tích còn lại trong quý II/2023 theo yêu cầu của Chính phủ.
“Riêng vật liệu cát đắp phục vụ dự án khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, theo kết quả điều tra của tư vấn, nguồn cát trong khu vực bảo đảm chất lượng chủ yếu tập trung ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp với trữ lượng và công suất khai thác hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu của dự án.
Theo quyết định được phê duyệt, 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam sẽ được đầu tư với tổng chiều dài 723,7 km tuyến chính. Dự án gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị (260,9 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (352,06 km) và Cần Thơ - Cà Mau (110,9 km). Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng hơn 146.985 tỷ đồng.
Nguyễn Vân Quỳnh (t/h)