Cắt bỏ điều kiện kinh doanh: Tạo dư địa cho tăng trưởng - Hình 1

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi kiểm tra

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Quán triệt và thực hiện quan điểm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cắt bỏ điều kiện kinh doanh không cần thiết để thu hút đầu tư, tạo dư địa cho tăng trưởng vào ngày 28/2/2018, Tổ công tác của Chính phủ đã kiểm tra đối với các Bộ quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa kiểm tra liên ngành; việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành và đề xuất cụ thể cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp quản lý đối với danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành hiện còn đang chồng chéo giữa bộ mình và các bộ khác.

Kiểm tra các Bộ, ngành có ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện trong việc rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh còn chồng chéo, bất cập không đồng bộ, thuộc phạm vi quản lý của bộ mình, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, năng suất lao động của doanh nghiệp, cần xem xét cắt giảm hoặc bãi bỏ, xây dựng phương án đơn giản, cắt giảm hoặc bãi bỏ điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

Sau khi kiểm tra chuyên đề đối với các Bộ quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hoạt động kiểm tra chuyên ngành đã có chuyển biến nhất định. Hiện nay đã có 4 Bộ đạt chỉ tiêu cắt giảm từ 50% trở lên, gồm các Bộ: KH&CN, Giao thông vận tải, TN&MT, Xây dựng.

Một số phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành còn mang tính hình thức; một số phương án cắt giảm, đơn giản hóa danh mục sản phẩm, hàng hóa, kiểm tra chuyên ngành chỉ mang tính gộp cơ học để giảm về số lượng, nhưng thực chất các hàng hóa, sản phẩm này vẫn phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành.

Một số danh mục hàng hóa đã ban hành, nhưng chưa có mã số HS. Cụ thể: Bộ Y tế: 01, Bộ Công thương: 04.

Một số nhóm hàng phải ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, nhưng chưa ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn. Cụ thể: Bộ Y tế: 04, Bộ TN&MT: 18, Bộ Công thương: 01, Bộ NN&PTNT: 01.

Một số danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành các Bộ phải ban hành, nhưng chưa ban hành. Cụ thể: Bộ Y tế: 03, Bộ Quốc phòng: 01, Bộ Công thương 18, Bộ GTVT:04, Bộ NNPTNT: 04.

Kết quả rà soát cắt giảm danh mục sản phẩm, hàng hóa và thủ tục hành chính của các Bộ

Bộ Công thương: 702 mặt hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành, đã cắt giảm 402.

Bộ Y tế: Có 815 sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, đã cắt giảm 21. Có 10 thủ tục hành chính, đã đơn giản hóa 3 thủ tục.

Bộ NN&PTNT: Có 7.304 sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, đã cắt giảm 698. Có 64 thủ tục hành chính, đã đơn giản 22.

Bộ TT&TT: Có 84 sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 50 mặt hàng. Có 4 thủ tục hành chính, đề xuất bãi bỏ 2 thủ tục.

Bộ TN&MT: Có 74 sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Đề xuất cắt giảm 38 sản phẩm. Có 13 thủ tục hành chính, đề xuất đơn giản hóa và cắt giảm 13.

Bộ GTVT: Có 135 sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Đề xuất cắt giảm 69 sản phẩm. Có 9 thủ tục hành chính, đề xuất đơn giản hóa 7.

Bộ Xây dựng: Có 64 sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, đã cắt giảm 33. Có 3 thủ tục hành chính.

Bộ LĐTB&XH: Có 33 sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, đã đơn giản hóa, cắt giảm 16 sản phẩm.

Bộ KH&CN: Có 26 sản phẩm, hàng hóa với 299 mã hàng phải kiểm tra chuyên ngành, đã đơn giản hóa, cắt giảm 24 nhóm sản phẩm, hàng hóa với 279 mã hàng.

Bộ VHTT&DL: Có 116 sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Chưa đề xuất cắt giảm. Có 10 thủ tục hành chính, đã đơn giản hóa 9.

Bộ Công an: Có 35 sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, đã dề xuất cắt giảm 4 sản phẩm hàng hóa.

Kết quả rà soát, đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh của các Bộ, ngành

Bộ Công thương: Tổng số điều kiện kinh doanh: 1.216. Đã cắt giảm 675.

Bộ Y tế: Có 1.680 điều kiện kinh doanh. Đã rà soát, đề xuất cắt giảm 1.151.

Bộ GTVT: Có 570 điều kiện kinh doanh. Đã rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 384.

Bộ NN&PTNT: Có 345 điều kiện kinh doanh. Đã rà soát, đề xuất cắt giảm, bãi bỏ 118.

Bộ Tài chính: Có 370 điều kiện kinh doanh. Đã đề xuất đơn giản hóa và cắt giảm 193.

Bộ Xây dựng: Có 280 điều kiện kinh doanh. Đã đề xuất đơn giản hóa và cắt giảm 155.

Bộ TT&TT: Tại buổi họp báo, đại diện Bộ TT&TT cho biết, hiện nay bộ có 272 điều kiện kinh doanh.

Bộ VHTT&DL: Có 118 điều kiện kinh doanh. Đã đề xuất đơn giản hóa và cắt giảm 62.

Bộ TN&MT: Có 163 điều kiện kinh doanh thuộc 18 nhóm ngành, nghề. Đã đề xuất cắt giảm 76.

Bộ LĐTB&XH: Có 98 điều kiện kinh doanh. Đã đề xuất đơn giản hóa và cắt giảm 64.

Bộ KH&CN: Có 121 điều kiện kinh doanh. Đã đề xuất đơn giản hóa và bãi bỏ 62.

Bộ Tư pháp: Có 94 điều kiện kinh doanh. Đã đề xuất cắt giảm 49.

Ngân hàng Nhà nước: Có 249 điều kiện kinh doanh. Đã đề xuất đơn giản hóa và cắt giảm 89.

Bộ GD&ĐT: Có 212 điều kiện kinh doanh. Đã đề xuất đơn giản và cắt giảm 110.

Bộ Công an: Có 28 điều kiện kinh doanh. Không đề xuất bãi bỏ.

Bộ Quốc phòng: Có 34 điều kiện kinh doanh thuộc 2 nhóm ngành, nghề. Chưa đề xuất phương án bãi bỏ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị, đến hết ngày 30/7, các Bộ, ngành phải hoàn thành việc rà soát cắt giảm danh mục sản phẩm, hàng hóa thủ tục hành chính và đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh...

Nguyễn Kiên