Sau 1 năm thông xe (tháng 10/2020), các lối kết nối lên xuống đường trên cao Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long vẫn chưa thể đi vào hoạt động gây bức xúc cho người tham gia giao thông.
Sau 1 năm thông xe (tháng 10/2020), các lối kết nối lên xuống đường trên cao Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long vẫn chưa thể đi vào hoạt động gây bức xúc cho người tham gia giao thông
Hiện các phương tiện chỉ có thể đi từ đầu Mai Dịch đến hết cầu Thăng Long mới có điểm để quay đầu. Các nhánh kết nối lên xuống với các nút giao theo thiết kế gồm Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Đông Ngạc - KĐT Ciputra vẫn đang được rào chắn để hoàn thiện.
Hiện các phương tiện chỉ có thể đi từ đầu Mai Dịch đến hết cầu Thăng Long mới có điểm để quay đầu. Các nhánh kết nối lên xuống với các nút giao theo thiết kế gồm Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Đông Ngạc - KĐT Ciputra vẫn đang được rào chắn để hoàn thiện
Tuyến đường Phạm Văn Đồng bên dưới hiện được đầu tư mở rộng mỗi bên 8 làn xe, tuy nhiên một nửa lòng đường mỗi bên đang bị công trường thi công các đường kết nối lên xuống chiếm dụng gần 1/2.
Tuyến đường Phạm Văn Đồng bên dưới hiện được đầu tư mở rộng mỗi bên 8 làn xe, tuy nhiên một nửa lòng đường mỗi bên đang bị công trường thi công các đường kết nối lên xuống chiếm dụng gần 1/2
Được biết, 6 nhánh đường lên xuống đã đổ xong trụ, dầm bê tông và đấu mối liên thông với đường trên cao từ thời điểm tháng 7/2021
Được biết, 6 nhánh đường lên xuống đã đổ xong trụ, dầm bê tông và đấu mối liên thông với đường trên cao từ thời điểm tháng 7/2021
Tuy nhiên đã 3 tháng trôi qua, các hàng mục còn lại vẫn chưa thể hoàn thành để đi vào khớp nối, cho phép phương tiện lưu thông
Tuy nhiên đã 3 tháng trôi qua, các hàng mục còn lại vẫn chưa thể hoàn thành để đi vào khớp nối, cho phép phương tiện lưu thông
Dù công trường đã được quây rào xung quanh và có thể thi công cả ngày và đêm, nhưng theo ghi nhận, có rất ít công nhân đang làm việc
Dù công trường đã được quây rào xung quanh và có thể thi công cả ngày và đêm, nhưng theo ghi nhận, có rất ít công nhân đang làm việc
Trao đổi với PV, đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, do tình hình dịch Covid-19 trong thời gian qua ảnh hưởng đến tiến độ thi công nên 6 ram kết nối lên, xuống của cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 trên cao vẫn chưa thể đi vào khai thác
Trao đổi với PV, đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, do tình hình dịch Covid-19 trong thời gian qua ảnh hưởng đến tiến độ thi công nên 6 ram kết nối lên, xuống của cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 trên cao vẫn chưa thể đi vào khai thác
Theo đại diện Ban Quản lý dự án, về cơ bản 6 nhánh đường lên xuống đã được làm xong xuôi. Các biển báo, đèn tín hiệu đã được lắp đặt, chỉ còn sơn kẻ đường, sửa sang hoàn thiện một vài chi tiết nhỏ nữa. Dự kiến hoàn thành xong vào khoảng 20/10.
Theo đại diện Ban Quản lý dự án, về cơ bản 6 nhánh đường lên xuống đã được làm xong xuôi. Các biển báo, đèn tín hiệu đã được lắp đặt, chỉ còn sơn kẻ đường, sửa sang hoàn thiện một vài chi tiết nhỏ nữa. Dự kiến hoàn thành xong vào khoảng 20/10
“Đơn vị sẽ có báo cáo lên Bộ GTVT để cho phép đi vào hoạt động sau khi xong các thủ tục kiểm tra” – Đại diện Ban quản lý Dự án Thăng Long cho biết
“Đơn vị sẽ có báo cáo lên Bộ Giao thông vận tải để cho phép đi vào hoạt động sau khi xong các thủ tục kiểm tra” – Đại diện Ban quản lý Dự án Thăng Long cho biết

Dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai III TP.Hà Nội do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 5.343 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA là 20,59 tỉ yên, tương đương 4.525 tỉ đồng và nguồn vốn đối ứng của Việt Nam là 817 tỉ đồng.

Tuyến Mai Dịch - Nam Thăng Long có chiều dài 4,59 km, điểm đầu tại Km0+130, phía Bắc cầu vượt Mai Dịch, điểm cuối tại Km5+497,72 phía Nam cầu Thăng Long. Vận tốc thiết kế 80 km/h.

Theo Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, tuyến đường vành đai 3 TP.Hà Nội, trong đó có đoạn từ nút giao Mai Dịch đến cầu Thăng Long có một vị trí đặc biệt quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây thủ đô Hà Nội, giải quyết ùn tắc, hạn chế tai nạn giao thông và góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông TP.Hà Nội.

Dự án sau khi hoàn thành đưa vào khai thác sẽ kết nối thông suốt theo tiêu chuẩn  đường cao tốc từ cầu Phù Đổng đến cầu Thăng Long, đồng thời tạo nên tuyến liên kết vùng và khu vực, kết nối với sân bay Quốc tế Nội Bài, các tuyến quốc lộ 1, 5, 6, 32, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ - Ninh Bình, đại lộ Thăng Long.

Đức Thế