Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chênh lệch giá cao, gia tăng buôn lậu vàng vùng biên giới

Giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới gần 8 triệu đồng/lượng, vì vậy, tình trạng buôn lậu vàng ngày càng gia tăng, các đối tượng buôn lậu đã dùng nhiều thủ đoạn để vận chuyển trái phép vàng qua biên giới để bán kiếm lời...

Buôn lậu vàng “nóng” vùng biên!

Trong khi giá vàng thế giới liên tục giảm, xu hướng giá vàng trong nước lại được giữ ổn định, dẫn đến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và trên thế giới liên tục tăng lên. Mức chênh lệch đạt mức gần 8 triệu đồng/lượng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng buôn lậu vàng gia tăng tại vùng biên giới thời gian qua.

Tỉnh An Giang, có hơn 100 km tiếp giáp với Campuchia nên tuyến biên giới thường được xác định là "điểm nóng" vận chuyển hàng lậu, trong đó có mặt hàng vàng. Sau khi vụ buôn lậu 51 kg vàng 9999 qua biên giới An Giang bị các lực lượng chức năng triệt phá vào cuối năm 2020, đồng thời bắt giữ trùm buôn lậu Nguyễn Thị Kim Hạnh và nhiều đối tượng trong đường dây này, tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới An Giang và nhiều tỉnh biên giới tây nam lắng xuống. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng này bắt đầu nóng trở lại, cơ quan chức năng liên tục bắt nhiều vụ vận chuyển vàng với số lượng lớn.

Đối tượng Nguyễn Văn Nghiệp cùng tang vật bị thu giữ
Đối tượng Nguyễn Văn Nghiệp cùng tang vật bị thu giữ

Cụ thể, ngày 27/9, Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Xương (Cục Hải quan An Giang) và Tổ công tác kiểm soát cửa khẩu đường bộ thuộc Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phối hợp kiểm soát tại khu vực cửa khẩu đường bộ, phát hiện Nguyễn Văn Nghiệp (sinh năm 1982, thường trú ấp 5, xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang), điều khiển mô tô không biển kiểm soát, phía sau chở 2 giỏ xách chứa hơn 2,2 kg trang sức màu vàng (nghi là vàng), ước trị giá khoảng 2,7 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 9/9, Tổ công tác Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên) chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên (Cục Hải quan An Giang) kiểm tra, phát hiện một xe ô tô tải, biển kiểm soát 67L - 9350 đi từ hướng cổng nhập số 1 (hướng từ Campuchia về Việt Nam) phát hiện cất giấu hơn 2,8 kg vàng trang sức các loại.

Tương tự, trên tuyến biên giới Tây Nguyên thời gian gần đây cũng đã xuất hiện tình trạng vận chuyển trái phép vàng qua biên giới. Cụ thể, ngày 21/9, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã chủ trì đã phát hiện, bắt giữ một vụ vận chuyển trái phép 0,65kg vàng từ Lào về Việt Nam. Đối tượng Nguyễn Thị Vui (sinh năm 1956, ngụ TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) khai mua số vàng này tại khu vực Mường Cầu, tỉnh Attapeu (Lào) để mang về Việt Nam làm vốn kinh doanh.

Đưa giá vàng về đúng giá trị thực

Bất chấp sự mạo hiểm và vi phạm pháp luật, sức hấp dẫn của vàng lậu đã làm mờ mắt những kẻ gian. Bởi, buôn lậu vàng được coi là siêu lợi nhuận. Các đối tượng xuất lậu vàng nguyên liệu có thể kiếm lời từ chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới.

Đưa giá vàng về đúng giá trị
Đưa giá vàng về đúng giá trị thực

Ngoài ra, việc nhập lậu vàng được thực hiện khá dễ dàng vì kích thước nhỏ gọn, trị giá cao. 1 kg vàng chỉ tương đương với 1 chiếc điện thoại di động, nên các đối tượng rất dễ cất giấu. Chế tài xử lý đối với hành vi buôn lậu vàng cũng ở mức rất nhẹ so với khoản tiền lời có thể kiếm được nếu vận chuyển trót lọt. Chính những điều này đã làm gia tăng số vụ buôn lậu vàng ở vùng biên giới Tây Nam.

Ông Huỳnh Trung Khánh, Cố vấn cấp cao Hội đồng vàng thế giới tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam cho biết, Hội đồng vàng thế giới đánh giá, khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới từ khoảng 2% trở lên là sẽ phát sinh hiện tượng nhập lậu vàng. Trong khi tại Việt Nam, mức chênh lệch này hiện lớn hơn rất nhiều và ngày càng nới rộng. Thậm chí gần đây, có thời điểm giá vàng trong nước cao hơn thế giới gần 8 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng và gần 3 triệu đồng/lượng đối với vàng trang sức.

Theo lời ông Khánh, mặc dù cơ quan chức năng đã nỗ lực triệt phá một số đường dây, song đó mới chỉ giải quyết được phần ngọn. Bởi nguyên nhân của tình trạng này chính là việc giá vàng trong nước vẫn chênh lệch cao hơn rất nhiều so với giá thế giới.

Lý giải về mức chênh lệch này, ông Khánh cho biết, thị trường vàng trong nước đã “đóng cửa” suốt gần chục năm nay, không có sự liên thông với thế giới, dẫn tới mất cân đối trong cung – cầu.

Trong khi đó, cả ba nước lân cận với Việt Nam là Lào, Campuchia và Trung Quốc đều mở cửa thị trường vàng. Đặc biệt tại Lào và Campuchia việc mua bán vàng rất dễ dàng, thuận tiện. “Mỗi năm Campuchia nhập khẩu 40-50 tấn vàng, trong khi dân số chỉ khoảng 15 triệu người. Nguồn cung dồi dào, giá lại rẻ nên các đối tượng sẽ tìm mọi cách để vận chuyển vàng về Việt Nam bán kiếm lời” – ông Khánh cho biết.

Quan ngại với việc giá vàng chênh lệch ở mức cao, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, giá vàng ở Việt Nam còn ở mức cao và kéo dài bao lâu thì khó ai có thể biết được. Song dù thế nào cuối cùng thị trường vàng cũng phải có sự liên thông, bởi thị trường vàng trong nước cứ tiếp tục duy trì ở mức giá cao như hiện nay, vấn đề nhập lậu vàng rất dễ sẽ xảy ra. Do đó, Ngân hàng Nhà nước trong tương lai cần cho phép thêm nhiều đơn vị nhập khẩu vàng để giữ ổn định cung cầu, tránh khan hiếm vàng nguyên liệu.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, khi Ngân hàng Nhà nước huy động vàng sẽ tạo ra lượng dự trữ vàng quốc gia lớn hơn, đồng thời kiểm soát được lưu thông ngoại tệ trong nước và hỗ trợ tích cực cho điều hành chính sách tỷ giá, góp phần hạn chế tình trạng buôn lậu vàng.

Linh Tuệ

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh
Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh

Sở Y tế Hà Tĩnh vừa công bố kết luận kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, và cung cấp dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu
Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra hành vi nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu.

Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng
Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng

Ba đối tượng ở Đà Nẵng móc nối hình thành đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng bằng hình thức cá cược thể thao. Đến thời điểm bị bắt, các đối tượng đã giao dịch số tiền khoảng 50 tỷ đồng.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép

Ngày 23/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây tổ chức đưa người khác xuất cảnh trái phép sang Lào.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới
Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ
Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP. Hải Phòng giám sát về việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố tại KCN Tràng Duệ (huyện An Dương). Đồng chí Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng chủ trì buổi giám sát. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố và một số Sở, ngành liên quan.