Nhân dân các dân tộc huyện Chi Lăng cùng du khách thập phương tham dự buổi lễ
Nhân dân các dân tộc huyện Chi Lăng cùng du khách thập phương tham dự buổi lễ

Chi Lăng – Vùng đất địa linh nhân kiệt

Huyện Chi Lăng - Tỉnh Lạng Sơn vùng đất có lịch sử truyền thống lâu đời. Chi Lăng xưa với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng - là ải hiểm trở nhất trên đường cái quan từ Nam Quan về Thăng Long. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, ngay từ những buổi đầu lập nước, Chi Lăng đã gắn liền với sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam. Chi Lăng đã gắn liền với sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc. Thế kỷ X-XI, quân Tống sang xâm lược nước ta hai lần nhưng đều bị thất bại tại Ải Chi Lăng. Thế kỷ XIII, Chi Lăng là nơi ghi dấu ba lần thua trận nặng nề của quân xâm lược Nguyên -Mông. Thế kỷ XV, tại Ải Chi Lăng đã diễn ra trận đánh vang dội - trận chiến Chi Lăng ngày 10/10 năm Đinh Mùi 1427 đã đánh bại quân sâm lược nhà Minh. Thế kỷ thứ XVIII ghi dấu cuộc hành quân thần tốc của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đánh bại hơn 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh.

Màn trống hội
Màn trống hội "Hào khí Chi Lăng" được biểu diễn tại chương trình

Trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ, Chi Lăng - là một đầu mối giao thông quan trọng đã trở thành trọng điểm bắn phá của giặc Mỹ trong nhiều năm liền, là huyện duy nhất trong tỉnh bị máy bay B52 của địch tàn phá. Chi Lăng trở thành “cảng nổi” trên tuyến đường huyết mạch chi viện cho Miền Nam, là một đầu mối giao thông quan trọng, trở thành trọng điểm bắn phá của giặc Mỹ trong nhiều năm liền. Nhưng với ý chí kiên cường, Nhân dân các dân tộc huyện Chi Lăng đã kiên trì bám trụ, tổ chức chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại chỗ, tích cực sản xuất lương thực gửi ra tiền tuyến.

Sự kiện Trung đội nữ du kích xã Quang Lang, huyện Chi Lăng bắn rơi máy bay F105 của đế quốc Mỹ vào ngày 17/11/1965 trở thành hình ảnh tiêu biểu cho ý chí kiên cường, khát vọng độc lập lập dân tộc, cùng với đó đã có hàng ngàn con em lên đường nhập ngũ, 527 người con ưu tú của Chi Lăng đã hy sinh oanh liệt trên các chiến trường Miền Nam. Trải qua những năm tháng lịch sử hào hùng, có thể khẳng định, Chi Lăng là vùng đất được ghi dấu bởi tầng tầng lịch sử, lớp lớp chiến công chói lọi của các thế hệ cha ông ta qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

60 năm xây dựng và phát triển

Ngày 16/12/1964, là một dấu mốc quan trọng đối với đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Thực hiện Quyết định số 177 - CP của Hội đồng Chính phủ về việc Quyết định điều chỉnh địa giới của một số huyện thuộc các tỉnh, trong đó có Lạng Sơn. Theo đó, hợp nhất 08 xã của huyện Bằng Mạc, gồm các xã: Vạn Linh, Y Tịch, Bằng Mạc, Bằng Hữu, Hòa Bình, Thượng Cường, Gia Lộc và Hữu Liên với huyện Ôn Châu thành một huyện mới lấy tên là huyện Chi Lăng.

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Chi Lăng đã có nhiều thay đổi vượt bậc, trong nhiều năm liên tục Chi Lăng luôn hoàn thành tốt và xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được củng cố ngày càng vững mạnh; Kinh tế xã hội huyện tiếp tục ổn định và có bước phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; nông, lâm nghiệp phát triển ổn định; thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, công nghiệp - xây dựng tiếp tục tăng trưởng khá; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường; thu ngân sách cơ bản đạt so với dự toán giao, các chương trình, dự án trọng điểm được triển khai theo đúng tiến độ và kế hoạch.

Đô thị thị trấn được chỉnh trang, mở rộng, nâng cấp, bộ mặt nông thôn mới nhiều thay đổi, 10/18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (xã Chi Lăng và xã Bằng Mạc, Thượng Cường), 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu (xã Chi Lăng); hình thành các vùng chuyên canh trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn Vietgrap, GlobalGAP Na Chi Lăng, Cam, Bưởi… với tổng diện tích trên 4000ha với tổng thu nhập ước đạt trên 2000 tỷ đồng. Triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến nay huyện có 29 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo.  

Công tác quốc phòng an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, góp phần xây dựng huyện Chi Lăng ngày càng giàu đẹp văn minh xứng đáng với vị thế và bề dày truyền thống lịch sử của cha ông trên mảnh đất Chi Lăng lịch sử, Chi Lăng anh hùng.

Bí thư Huyện ủy Chi Lăng Trần Thanh Nhàn phát biểu tại buổi lễ
Bí thư Huyện ủy Chi Lăng Trần Thanh Nhàn phát biểu tại buổi lễ

Bà Trần Thanh Nhàn, Bí thư Huyện ủy Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn khẳng định: Tự hào với truyền thống lịch sử, anh hùng, huyện Chi Lăng đã và đang viết tiếp những trang sử vàng trong xây dựng và phát triển. Chủ động tận dụng thời cơ, phát huy nội lực, tích cực khai thác tiềm năng, thế mạnh, đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương Chi Lăng ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh. Bí thư Huyện ủy Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị toàn thể cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân trong huyện tiếp tục phát huy truyền thống Chi Lăng lịch sử anh hùng, cùng nhau đoàn kết, chung sức chung lòng xây dựng Chi Lăng ngày càng phát triển toàn diện và bền vững, xứng đáng với vị thế và bề dày truyền thống lịch sử của Cha ông ta trên mảnh đất Chi Lăng.

Với những nỗ lực, cố gắng, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Chi Lăng đã vinh dự được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước đối với cán bộ, Nhân dân các dân tộc huyện Chi Lăng; Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ đối với cán bộ và nhân dân xã Quang Lang, huyện Chi Lăng; 02 Huân chương lao động hạng Nhất vì có nhiều thành tích trong sự nghiệp đổi mới đối với Nhân dân các dân tộc huyện Chi Lăng (2004 và 2022)... Đó là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chi Lăng; là động lực to lớn để Nhân dân các dân tộc huyện nhà tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, nỗ lực phấn đấu học tập, lao động sản xuất xây dựng quê hương Chi Lăng ngày một giàu đẹp, văn minh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn chúc mừng những thành tựu to lớn mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Chi Lăng đã đạt được trong 60 năm qua.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị huyện Chi Lăng cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng nền hành chính hiện đại, năng động, hiệu lực, hiệu quả; tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi tối đa, hỗ trợ, phục vụ người dân, doanh nghiệp; Phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của huyện.

Tập trung phát triển các thế mạnh nông, lâm nghiệp, chú trọng kết nối phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc hữu theo hướng hàng hóa. Chú trọng phát triển dịch vụ du lịch, tăng cường kết nối các điểm, tuyến du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương; Quan tâm phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, nâng cao sức khỏe Nhân dân. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, cao đạo đức xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, xây dựng văn hóa, con người Chi Lăng phát triển toàn diện, có khát vọng vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh nhà, của đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Huyện Chi Lăng tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị, thôn, khu phố theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chuẩn bị tốt các đứa nội dung, dự thảo đề án thực hiện sắp xếp các cơ quan chuyên môn theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh giữ vững ổn định an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện. Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ đổi mới; củng cố tăng cường khối đại đoàn kết thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong toàn xã hội.

Khánh thành Đền Chi Lăng - Công trình văn hoá có ý nghĩa chính trị, lịch sử sâu sắc

Để tiếp tục bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của khu di tích trong giai đoạn mới, năm 2018, UBND tỉnh Lạng Sơn đã phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển khu di tích Chi Lăng, huyện Chi Lăng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, trong đó xác định việc xây dựng đền Chi Lăng là nhiệm vụ trọng tâm.

Các đại biểu thực hiện nghi lễ cắt băng khánh thành Đền Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
Các đại biểu thực hiện nghi lễ cắt băng khánh thành Đền Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

Công trình Đền Chi Lăng chính thức được khởi công xây dựng 13/5/2019 tại khu vực đập Bãi Hào, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Công trình chia làm hai giai đoạn đầu tư: Giai đoạn 1, thực hiện trong thời gian từ năm 2019 đến 2021 và giai đoạn 2 từ năm 2023 đến nay công trình đã được hoàn thành với tổng mức đầu tư hơn 60 tỷ đồng. Quá trình xây dựng đã nhận được đóng góp, ủng hộ của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Công trình là biểu tượng về sự tri ân, tình cảm của Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đối với các bậc tiền nhân, anh hùng nghĩa sĩ, các thế hệ cha ông. Việc xây dựng và hoàn thành công trình Đền Chi Lăng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội nói chung, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân nói riêng.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã dâng hương, thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành công trình đền Chi Lăng.

Triệu Thành