Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng giảm 1,8% so cùng kỳ năm trước

Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính giảm 1,8% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ 2022 tăng 7,8%).

Theo đó, chỉ số PMI (chỉ số quản lý thu mua) ngành sản xuất giảm mạnh trong tháng 3, giảm từ 51,2 điểm xuống 47,7 điểm; tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm lần thứ 4 trong vòng 5 tháng gần đây; số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài ghi nhận giảm lần đầu tiên kể từ đầu năm và tiếp tục giảm trong tháng 4, do nhu cầu khách hàng vẫn yếu (tháng 4 giảm còn 46,7 điểm).

Song, sản xuất công nghiệp trong tháng 4 có dấu hiệu cải thiện khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính tăng 3,6% so tháng trước và tăng 0,5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, IIP ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 3,7% so tháng trước và tăng 0,2% so cùng kỳ năm trước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tính chung 4 tháng đầu năm, IIP ước tính giảm 1,8% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ 2022 tăng 7,8%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò là động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng giảm 2,1% (cùng kỳ 2022 tăng 8,5%), làm giảm 1,5 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,5% (cùng kỳ 2022 tăng 7%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,5% (cùng kỳ 2022 tăng 1,7%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 2,8% (cùng kỳ 2022 tăng 4,1%), làm giảm 0,5 điểm phần trăm.

Phân bổ theo địa phương, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 4 tháng đầu năm so cùng kỳ năm trước, tăng ở 52 địa phương và giảm ở 11 địa phương trên cả nước. Trong đó, một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao, như Cao Bằng tăng 26,3%; Lai Châu tăng 22%; Đắk Lắk tăng 21,9%; Tuyên Quang tăng 21%; Gia Lai tăng 17,5%; Hải Phòng tăng 15%; Quảng Ninh tăng 14,1%...

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP giảm, do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành sản xuất, phân phối điện hoặc ngành khai khoáng giảm giảm, như: Quảng Nam giảm 33,4%; Bắc Ninh giảm 18,6%; Vĩnh Long giảm 16,1%; Sóc Trăng giảm 15,5%...

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/4/2023 tăng 0,7% so cùng thời điểm tháng trước, nhưng giảm 3,5% so cùng thời điểm năm trước.

Chỉ số sản xuất của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II giảm so cùng kỳ năm trước: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng giảm 13,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 8,5%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 9,6%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 8%; sản xuất trang phục giảm 7,4%; sản xuất kim loại giảm 5%; sản xuất  sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 5,1%; dệt giảm 4,9%...

Ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành tăng, như: Khai thác quặng kim loại tăng 14,1%; sản xuất đồ uống tăng 11,1%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 14,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị tăng 10,6%...

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 4 tháng đầu năm giảm so cùng kỳ năm trước: Ô tô giảm 19,3%; thép thanh, thép góc giảm 15,1%; điện thoại di động giảm 13%; xe máy giảm 12,3%; phân u rê giảm 12,2%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 11,1%; quần áo mặc thường giảm 10,4%; linh kiện điện thoại giảm 10,1%; xi măng giảm 4,8%; thép cán giảm 4,5%; dầu thô khai thác giảm 4%; khí hóa lỏng LPG giảm 3,7%.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm tăng so cùng kỳ năm trước: Đường kính tăng 23,2%; xăng dầu tăng 15,1%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 12,2%; phân hỗn hợp NPK tăng 10,4%; thuốc lá điếu tăng 7,2%; sơn hóa học tăng 6,1%.

Nhìn chung, kinh tế thế giới phục hồi chậm với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia, làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn dẫn đến đơn hàng sản xuất giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm, đã ảnh hưởng đến sự sụt giảm sản xuất công nghiệp trong 4 tháng đầu năm.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã, huyện như thế nào?
Sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã, huyện như thế nào?

Theo Bộ Nội vụ, sau khi sắp xếp 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã, số cán bộ huyện dôi dư khoảng 2.500 người; cấp xã khoảng 27.900 người; cán bộ không chuyên trách cấp xã khoảng 16.000 người.

U23 Việt Nam thua U23 Iraq: Có tiến bộ nhưng không bù đắp được sai lầm
U23 Việt Nam thua U23 Iraq: Có tiến bộ nhưng không bù đắp được sai lầm

U23 Việt Nam cải thiện đáng kể về lối chơi nhưng vẫn thua vì điểm yếu cố hữu chưa khắc phục được.

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.

Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia
Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia

Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thông tin, hôm 26/4, họ đã tịch thu ngân hàng Republic Bank có trụ sở tại Philadelphia, Mỹ với tài sản trị giá khoảng 6 tỷ USD và tiền gửi trị giá 4 tỷ USD tính đến ngày 31/1.

Giá lúa gạo hôm nay 27/4: Giá lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng
Giá lúa gạo hôm nay 27/4: Giá lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng

Hôm nay 27/4, giá lúa gạo duy trì ổn định. Thị trường giao dịch chậm do các kho, nhà máy bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4.

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.