Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chia sẻ rủi ro là mấu chốt để thu hút đầu tư PPP

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) tiếp tục được đưa ra thảo luận tại phiên họp 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay. Và một trong những vấn đề được quan tâm là chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Đây được coi là vấn đề mấu chốt để thu hút đầu tư PPP.

Sáng 20/4, thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Báo cáo một số vấn đề giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết:

Về quy mô đầu tư dự án PPP (khoản 3 Điều 5), dự thảo Luật xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách (ĐBQH) đề xuất 2 phương án:

Phương án 1: Chính phủ quy định chi tiết quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP đối với từng lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 5, nhưng không thấp hơn 200 tỷ đồng.

Toàn cảnh Phiên họp (Ảng Quốc hội)Toàn cảnh Phiên họp (Ảng Quốc hội)

Đối với các dự án đầu tư tại vùng sâu, vùng xa chủ yếu thực hiện thông qua đầu tư công, vì nếu đầu tư qua phương thức PPP sẽ không bảo đảm nguồn thu để duy trì việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công, cũng như khó thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư cùng Nhà nước.

Phương án 2: Chính phủ quy định chi tiết quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với từng lĩnh vực như đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục - đào tạo, y tế... hoặc theo địa bàn như đô thị, đồng bằng, miền núi, vùng sâu vùng xa.

Quy định này nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở những địa bàn khó khăn, có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội và giúp nhiều đối tượng được thụ hưởng trong khi nguồn lực đầu tư công còn hạn hẹp, không đáp ứng nhu cầu.

Tổng hợp ý kiến các đại biểu Quốc hội chuyên trách, đa số ý kiến nhất trí phương án 2.

Một vấn đề khác được nhiều đại biểu nêu ý kiến tại phiên họp đó là cơ chế chia sẻ rủi ro, chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo hình thức đầu tư này.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, dự luật nếu không có chế định chia sẻ rủi ro thì khó tạo sức hút, tạo động lực của luật này.

"Ý kiến chuyên gia cho thấy, kinh nghiệm quốc tế đều có sự chia sẻ trong PPP. Tăng thu chia sẻ 50%-50% thì hụt thu, thất thu do lỗi khách quan và chủ quan của Nhà nước (như điều chỉnh quy hoạch, chính sách làm ảnh hưởng) cũng cần theo tinh thần chia sẻ như nhau" - Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Theo ông Đào Việt Dũng, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, dự án PPP là dự án hợp tác giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân nhằm cung cấp dịch vụ, cơ sở hạ tầng công mà đáng lẽ Nhà nước phải làm, nhưng vì không đủ nguồn lực tài chính nên phải mời nhà đầu tư tư nhân tham gia.

“Đây không phải là dự án đầu tư tư nhân thuần túy theo kiểu ‘lời ăn lỗ chịu”. Khi Nhà nước không đủ tiền hoặc cần công nghệ, năng lực quản lý của tư nhân thì Nhà nước phải có trách nhiệm chia sẻ rủi ro thì mới thu hút được đầu tư tư nhất, nhất là đầu tư tư nhân nước ngoài”, ông Dũng nói.

Còn Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị làm rõ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP, việc điều chỉnh tăng vốn nhà nước lên mà không tăng vốn tư nhân lên thì cũng cần phải cân nhắc.

"Tỷ lệ này nếu tăng thì phải cùng tăng, không nên quy định quá nguyên tắc sẽ khó khả thi. Đồng thời cũng cần làm rõ vấn đề những dự án thuộc lĩnh vực Quốc phòng sẽ chỉ định thầu, như vậy có hợp lý trong dự Luật này không?", Tổng Thư ký Quốc hội đặt vấn đề.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?
Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?

Với mục tiêu tăng cường vai trò của doanh nghiệp và thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, tỉnh Quảng Bình đang hướng đến việc đạt mức xuất khẩu 220 triệu USD. Đây là một phần của nỗ lực chung để đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng hóa trong khu vực.

Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc
Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 1, Cục QLTT Long An phối hợp Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ – Công an huyện Đức Hòa kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến trên địa bàn huyện Đức Hòa, tạm giữ 3.015 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu
Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu

Trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp "tay ngang" mang tiền đi đầu tư cổ phiếu và có được kết quả tích cực...

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản
Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.

Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?
Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?

Trong tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TP. HCM đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn Thành phố thì có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên.

Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn
Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ định 7 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025.