Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chiến dịch Con Rồng Mê kông: Bắt giữ gần 2.700 vụ về ma túy và động, thực vật hoang dã

Thông qua Chiến dịch Con Rồng Mê kông, cơ quan Hải quan các quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên đã bắt giữ gần 2.700 vụ vi phạm về ma túy và động, thực vật hoang dã.

Bắt giữ gần 2.700 vụ về ma túy và động, thực vật hoang dã qua chiến dịch Cong rồng Mê Kông
Bắt giữ gần 2.700 vụ về ma túy và động, thực vật hoang dã qua chiến dịch Cong rồng Mê Kông.

Ngày 23/11/2022, tại Đà Nẵng diễn ra Hội nghị tổng kết Chiến dịch Con Rồng Mê kông giai đoạn 4 (OMD 4). Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trải qua 4 giai đoạn, Chiến dịch đã đạt được những thành công lớn về số lượng thành viên tham gia, số vụ bắt giữ và gây dựng được những tiếng vang nhất định về các hoạt động phối hợp trong kiểm soát chống buôn lậu động thực vật hoang dã, ma túy và tội phạm xuyên quốc gia trong khu vực.

Cụ thể, đối với OMD 4 (triển khai từ 15/4/2022 đến 15/9/2022), với sự tham gia của 24 cơ quan Hải quan các quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên và 5 cơ quan, tổ chức khác, đã bắt giữ 1.362 vụ, trong đó có 1.267 vụ bắt giữ ma túy, 17 vụ bắt giữ tiền chất và 78 vụ bắt giữ động vật hoang dã và buôn bán gỗ.

Trước đó, giai đoạn 1 của chiến dịch có 6 thành viên thuộc tiểu vùng sông Mê Kông gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar. 9 thành viên tham gia ở giai đoạn 2 gồm: Australia, Bangladesh, Brunei, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Mông Cổ, Nepal, New Zealand, Singapore. Giai đoạn 1 (kết thúc tháng 2-2019) các thành viên đã bắt giữ 164 vụ việc và gần 2.230 kg ma túy.

Giai đoạn 2 (kết thúc trong năm 2020), phát hiện, bắt giữ tổng số 284 vụ buôn bán ma túy và động thực vật hoang dã; tang vật thu giữ lên đến gần 2.000 kg và gần 2 triệu viên ma túy các loại; gần 2.000 kg và hơn 1.500 sản phẩm động vật hoang dã, cùng gần 150 tấn và 1.000 m3 gỗ quý hiếm.

Đến đầu năm 2021, Hải quan Việt Nam và hải quan các nước điều phối tiếp tục triển khai Chiến dịch Con rồng Mê Kông giai đoạn 3. Trong giai đoạn này, lực lượng các nước đã phát hiện, bắt giữ 868 vụ việc, trong đó có 756 vụ bắt giữ ma túy và tiền chất bất hợp pháp; 112 vụ bắt giữ động vật hoang dã, buôn bán gỗ vi phạm Công ước CITES.

Tại Hội nghị tổng kết Chiến dịch Con Rồng Mê kông giai đoạn 4 (OMD 4), Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Hải quan Việt Nam) Nguyễn Hùng Anh cho biết, những con số trên là minh chứng cho nỗ lực rất lớn của các thành viên, sự phối hợp điều phối tích cực của nhóm điều phối, sự hỗ trợ hiệu quả của Văn phòng UNODC (Cơ quan phòng chống tội phạm xuyên quốc qia của Liên Hiệp quốc) khu vực và RILO AP (Văn phòng Cơ quan tình báo khu vực châu Á Thái Bình Dương).

Riêng đối với Hải quan Việt Nam, trong khuôn khổ tham gia Chiến dịch từ năm 2018 đến năm 2022, đã chủ trì và phối hợp phát hiện bắt giữ, xử lý 874 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma túy, bắt giữ 843 đối tượng; chủ trì và phối hợp phát hiện bắt giữ, xử lý 113 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong danh mục Công ước CITES..

“Khi số vụ bắt giữ càng lớn thách thức đặt ra với các cơ quan thi pháp luật các nước ngày càng lớn, nhất là đối với cơ quan Hải quan - lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong đấu tranh chống buôn lậu và vận chuyển trái phép ma túy cũng như động thực vật hoang dã nơi tuyến đầu biên giới. Thực tế cho thấy chỉ khi cùng nhau phối hợp thì mới có thể đạt được hiệu quả kiểm soát cao nhất”, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan Việt Nam chia sẻ.

Chiến dịch Con Rồng Mê kông do Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc đồng sáng kiến được khởi động từ tháng 9/2018 và nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật rất lớn từ Văn phòng Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) và Văn phòng Liên lạc tình báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương (RILO AP) của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) cũng như sự đồng thuận tham gia của cơ quan Hải quan 6 nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.

Đến nay, Chiến dịch đã được triển khai qua 4 giai đoạn với sự tham gia của 24 cơ quan Hải quan thành viên và 5 cơ quan, tổ chức khác gồm: Bô Tài nguyên, Môi trường nước Australia; Trung tâm ma tuý Singapore; Ban công viên quốc gia Singapore và 2 văn phòng của RILO AP, UNODC

Hải Minh

Bài liên quan

Tin mới

Ninh Thuận: Hạn nặng tại Ninh Sơn ảnh hưởng đến 500 ha cây trồng
Ninh Thuận: Hạn nặng tại Ninh Sơn ảnh hưởng đến 500 ha cây trồng

Theo báo cáo của UBND huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận: Tình hình hạn hán đang diễn ra tại huyện này khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khoảng 500 ha cây trồng, đặc biệt tại các xã Lâm Sơn, Quảng Sơn.

Lạng Sơn kiểm tra, xử lý nhiều vu vi phạm hàng lậu, hàng giả
Lạng Sơn kiểm tra, xử lý nhiều vu vi phạm hàng lậu, hàng giả

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn vừa có báo cáo công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tuần từ ngày 10/5 - 17/5/2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức

Chiều 20/5, ngay sau khi Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết về việc bầu Chủ tịch Quốc hội khóa XV, ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức theo quy định.

Chứng khoán phiền chiều 20/5: Cổ phiếu bảo hiểm “nổi dậy”, VN-Index vẫn “không qua nổi” mốc 1.280
Chứng khoán phiền chiều 20/5: Cổ phiếu bảo hiểm “nổi dậy”, VN-Index vẫn “không qua nổi” mốc 1.280

Thị trường có phiên giao dịch sôi động với khối lượng hơn 1,1 tỷ đơn vị và tổng giá trị vượt xa 1 triệu USD, tuy nhiên thiếu sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu trụ cột đã khiến VN-Index "lỗi hẹn" với mốc 1.280 điểm.

Cổ phiếu DAG của Nhựa Đông Á chỉ được giao dịch phiên chiều từ ngày 24/5
Cổ phiếu DAG của Nhựa Đông Á chỉ được giao dịch phiên chiều từ ngày 24/5

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa có thông báo chuyển cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 24/5.

Trung Quốc tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với loại nhựa kỹ thuật POM
Trung Quốc tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với loại nhựa kỹ thuật POM

Bộ Thương mại Trung Quốc bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với loại nhựa kỹ thuật POM được nhập khẩu từ Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan.