Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chiến lược “dài hơi” phòng chống dịch Covid-19: "Bao chặt" bên ngoài, cảnh giác bên trong, bao phủ vắc xin

Trong một chiến lược dài hơi phòng, chống dịch Covid-19, phát huy hiệu quả "mục tiêu kép", Vĩnh Phúc xác định mục tiêu quan trọng: "Bao chặt" bên ngoài, cảnh giác bên trong, bao phủ vắc xin cho người dân.

Từ ngày 7-12/7, Vĩnh Phúc phát hiện 9 ca mắc Covid-19; tất cả ca mắc đều ở TP. Hồ Chí Minh về tỉnh và được cách ly tập trung ngay sau khi đi từ sân bay về địa phương.

Tính từ đợt dịch Covid-19 bùng phát dịp 30/4 đến nay, Vĩnh Phúc đã có 101 ca bệnh. Trong đó, 9 trường hợp trở về từ TP. Hồ Chí Minh gần đây đều được cách ly tập trung, khả năng lây dịch ra cộng đồng rất thấp.

Sáng 12/7, phát biểu tại cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về diễn biến tình hình dịch bệnh, công tác kiểm soát người từ vùng dịch trở về và kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan nhấn mạnh, Vĩnh Phúc là một trong các địa phương có đông người dân đang công tác, sinh sống, làm ăn tại các vùng có dịch, nhất là địa bàn các tỉnh phía Nam và TP. Hồ Chí Minh.

Đến nay, có hơn 2.000 trường hợp trở về từ vùng dịch và dự báo, còn nhiều người đang có nhu cầu trở về tỉnh bằng các phương tiện khác nhau. Do đó, công tác phòng, chống dịch, công tác kiểm soát người từ vùng dịch trở về cần thực hiện chủ động, nghiêm túc, chặt chẽ hơn.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Khánh Linh
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Khánh Linh).

Khẳng định tiêm vắc xin là biện pháp căn cơ, lâu dài để phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan yêu cầu ngành Y tế có kế hoạch cụ thể khám, sàng lọc trước khi tiêm phòng; tăng cường truyền thông về tác dụng của vắc xin; tập trung lấy mẫu xét nghiệm đối với toàn bộ người đi về từ vùng dịch; chủ động các biện pháp không để lây nhiễm chéo Covid-19 trong các khu cách ly tập trung.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Vĩnh Phúc, đợt 1 triển khai tiêm vắc xin Covid-19 đã có 6.890 người tiêm (đạt 111.1% kế hoạch đề ra); tiêm đợt 2 có 9.317 người tiêm (đạt 115% kế hoạch). Hiện nay, Vĩnh Phúc đang triển khai kế hoạch tiêm đợt 3 với dự kiến hoàn thành trước ngày 20/7/2021, với số lượng vắc xin được cấp là 15.000 liều. Tính riêng ngày 11/7/2021, Vĩnh Phúc triển khai tiêm được 240 trường hợp; lũy tích cộng dồn đã tiêm được 2.402 trường hợp.

Có thể thấy, vắc xin được coi như "tấm khiên", là giải pháp căn cơ, lâu dài giúp chúng ta chống đỡ vi rút, tạo ra miễn dịch cộng đồng. Song, ở thời điểm này còn quá sớm để khẳng định “tấm khiên” ấy sẽ nhanh chóng kết thúc được đại dịch. Và có một điều chắc chắn rằng, “chìa khóa” trong cuộc chiến cam go chống lại vi rút SARS-CoV-2 không chỉ nằm ở vắc xin…

Bên cạnh đó, ngành Y tế khẳng định, vắc xin không thể bảo đảm phòng dịch 100%. Trong khi đó, còn một khó khăn khác, đó là việc tiếp cận vắc xin “không phải trong một sớm, một chiều”, mà đòi hỏi quá trình lâu dài do nhu cầu lớn, nguồn cung của thế giới hạn chế. Do đó, việc bảo đảm đủ vắc xin Covid-19 ngay lập tức là không thể…

Tại Vĩnh Phúc, những số liệu trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho thấy tình hình dịch bệnh thời gian qua được cải thiện do các yếu tố: Chu kỳ lây nhiễm của vi rút; chính sách, biện pháp, cách ứng xử toàn hệ thống địa phương; miễn dịch trong cộng đồng; cuối cùng là tiêm vắc xin. Trong đó, yếu tố ứng xử rất quan trọng, nhất là khi xuất hiện biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh hơn.

Qua đó, thấy rõ, song hành với tiêm phòng vắc xin phải tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp y tế cộng đồng và thực hiện thông điệp “5K” của Bộ Y tế (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế) - đó là cách chống đại dịch tối ưu lúc này.

Thực tiễn từ khi dịch bệnh diễn ra đến nay, Vĩnh Phúc đã linh hoạt áp dụng nhiều giải pháp hiệu quả. Đó là huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc phòng, chống dịch. Ở mọi cơ quan, đơn vị, khu dân cư, nơi công cộng, nhà máy, chợ, bến xe…, hầu hết mọi người dân đều thực hiện nghiêm túc thông điệp “5K”; đánh giá định kỳ, cập nhật thông tin lên bản đồ chống dịch. “Ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone” trên điện thoại di động được đông đảo người dân hưởng ứng, cài đặt để bảo vệ cộng đồng. Đồng thời, thực hiện biện pháp “bao chặt bên ngoài”, bên trong luôn đề cao tinh thần cảnh giác trước nguy cơ mầm bệnh và triển khai triệt để việc phát hiện sớm, truy vết nhanh, khoanh thật gọn khi có ca mắc Covid-19…

Và hơn hết, từ công tác phòng, chống dịch cho thấy sức mạnh tinh thần, sự gắn kết, tôn trọng cộng đồng của mỗi người dân là yếu tố cốt lõi để cùng nhau tạo nên lá chắn vững chãi trước vi rút gây bệnh.

Tinh thần và chiến lược xuyên suốt của Vĩnh Phúc là chiến thắng dịch bệnh làm sao cho chi phí rẻ nhất, bớt xáo trộn đời sống của nhân dân. Nói cụ thể hơn, Vĩnh Phúc cần tiếp tục thực hiện hiệu quả những quyết sách đúng đắn, linh hoạt đã đưa Vĩnh Phúc đạt hiệu quả cao trong phòng, chống dịch Covid-19; về lâu dài, để đẩy lùi dịch cần xác định “vắc xin + 5K” và tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với dịch bệnh Covid-19.

Kết luận tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan yêu cầu, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương kiểm tra biến động về tình hình lao động trong khu công nghiệp, doanh nghiệp, việc di chuyển của công nhân lao động, chuyên gia và chủ doanh nghiệp đối với công tác phòng chống dịch trong giai đoạn hiện nay;

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo sát sao lực lượng tuyến đầu trong thực hiện chiến lược tiêm vắc xin diện rộng, kiểm soát chặt chẽ người từ vùng dịch, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh từ bên ngoài; cụ thể hóa công tác phòng chống dịch bằng các văn bản quy phạm pháp luật về đối tượng cách ly, nơi cách ly, lực lượng kiểm tra giám sát, vùng có dịch; quy định tình huống và các biện pháp ứng phó với dịch bệnh;

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy về các nhiệm vụ được phân công; kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc để có các giải pháp phòng chống dịch bệnh;

Công an tỉnh chỉ đạo công an các cấp tập trung rà soát di biến động về dân cư ở địa phương; chỉ đạo tốt công tác phòng chống dịch trong toàn lực lượng; xử lý nghiêm các vi phạm trong phòng chống dịch; đồng thời, nghiên cứu, xử lý điểm vụ, việc làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

“Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách địa bàn nâng cao tinh thần trách nhiệm, nắm chắc tình hình cơ sở để chỉ đạo phòng chống dịch. Thủ trưởng các sở, ngành địa phương chịu trách nhiệm quản lý cán bộ, yêu cầu cán bộ chỉ đến vùng có dịch khi có nhiệm vụ thật sự cần thiết và không có nhiệm vụ thì không đi ra tỉnh ngoài.

Ngay sau hội nghị này, các địa phương khẩn trương họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19, quán triệt tinh thần chỉ đạo của tỉnh để triển khai thực hiện, phân công nhiệm vụ chặt chẽ cho các cơ quan, đơn vị và cá thể hóa trách nhiệm trong phòng chống dịch; kiên quyết xử lý lãnh đạo cấp xã để lọt, không phát hiện và không phát hiện kịp thời các trường hợp trở về từ vùng dịch mà không khai báo y tế; thực hiện chế độ báo cáo, cập nhật thông tin về dịch bệnh hằng ngày”, Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan chỉ đạo.

Vĩnh Phúc hiện đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19. Trong lúc Vĩnh Phúc đang dần xác lập một trạng thái bình thường mới, không một ai được quên những bài học về sức khỏe cộng đồng. Thực hiện tốt thông điệp “vắc xin + 5K”, sử dụng thật hiệu quả nguồn vắc xin đồng thời duy trì ý thức phòng ngừa cao ở mỗi người và cả cộng đồng sẽ tiếp tục là chiến lược căn bản, lâu dài để triển khai hiệu quả “nhiệm vụ kép”: Vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới phục hồi, bứt phá tăng trưởng kinh tế sau dịch bệnh.  

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Bình tiêu hủy hơn 1.500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu
Quảng Bình tiêu hủy hơn 1.500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1.500 sản phẩm thời trang mũ lưỡi trai, mũ rộng vành, dép các loại giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ
Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ

Theo đánh giá của Cục Thống kê Thái Nguyên, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 4 nói riêng và 4 tháng đầu năm 2024 nói chung.

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa phục vụ khoảng 1,52 triệu lượt khách, tăng 27,2%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.805 tỷ đồng, tăng 32,8%, là địa phương đứng đầu về doanh thu du lịch.

Sử dụng VNeID trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024
Sử dụng VNeID trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết tâm thực hiện mục tiêu thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024 để tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và Nhà nước.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

 Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.

Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Tuyến đê tả sông Mậu Khê xuống cấp trước mùa mưa bão
Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Tuyến đê tả sông Mậu Khê xuống cấp trước mùa mưa bão

Tuyến đê thuộc gói thầu thi công kè chống sạt lở và hoàn thiện mặt cắt đê tả sông Mậu Khê, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hóa) vừa được thi công và đưa vào sử dụng chưa lâu. Đến nay, nhiều vị trí của tuyến đê đang xuất hiện tình trạng xuống cấp, người dân địa phương cho rằng công trình xuống cấp là do đơn vị thi công công trình không đảm bảo chất lượng.