Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chiều nay, Tòa sẽ tuyên án 38 bị cáo trong vụ Việt Á

Khi luận tội các bị cáo trong vụ Việt Á, đại diện Viện Kiểm sát nêu rõ vụ án là điển hình cho “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” và "thông đồng cấu kết tham nhũng có hệ thống".

Theo lịch, chiều nay 12/01, Hội đồng xét xử (HĐXX) vụ án Việt Á sẽ tuyên án đối với 38 bị cáo.

Toàn cảnh phiên tòa. Ảnh: CTV
Toàn cảnh phiên tòa. Ảnh CTV.

Các bị cáo bị xét xử về các tội đưa hối lộ; nhận hối lộ; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Vụ án được Tòa án Nhân dân (TAND) TP. Hà Nội đưa ra xét xử từ ngày 03/01. Trong các giai đoạn xét hỏi, tranh luận, nói lời sau cùng tại phiên tòa, các bị cáo đều thừa nhận hành vi, đều nhận sai.

Đồng thời, họ cũng xin HĐXX xem xét thêm bối cảnh, nguyên nhân phạm tội cũng như nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ để dành cho họ mức án khoan hồng, sớm được trở về với gia đình, xã hội.

Theo nội dung vụ án, lợi dụng chủ trương của Nhà nước về việc giao các đơn vị chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Việt Á Phan Quốc Việt đã thông đồng, cấu kết với bị cáo Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN để bị cáo này tác động đến ông Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN, Phạm Công Tạc, cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN quyết định cho Công ty Việt Á được phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo test xét nghiệm trái pháp luật.

Với mục đích được sản xuất, bán test xét nghiệm thu lời bất chính, Phan Quốc Việt tiếp tục cấu kết với bị cáo Hùng, Nguyễn Văn Trịnh, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng, Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế cùng thư ký của ông Long là Nguyễn Huỳnh và các bị can khác thực hiện nhiều hành vi sai phạm giúp Việt Á được kiểm định test xét nghiệm; được nghiệm thu giai đoạn 1 của Đề tài, nhằm mục đích lập hồ sơ gửi Bộ Y tế xin cấp số đăng ký lưu hành.

Các bị cáo tại phiên tòa Việt Á. Ảnh: CTV
Các bị cáo tại phiên tòa Việt Á. Ảnh CTV.

Chuỗi hành vi trên của các bị cáo đã biến test xét nghiệm từ sản phẩm thuộc sở hữu của Nhà nước thành sản phẩm của Việt Á.

Để thuận lợi cho việc bán sản phẩm test xét nghiệm Việt Á trên cả nước, Phan Quốc Việt còn cấu kết với các bị cáo thuộc Bộ KH&CN để được đề nghị tặng bằng khen đánh bóng hình ảnh, thương hiệu cho test xét nghiệm.

Bị cáo Việt cũng cấu kết với với các bị cáo thuộc Bộ Y tế để được hiệp thương theo giá đã được nâng khống, chậm kiểm tra giá hiệp thương để tạo mặt bằng giá test xét nghiệm thu lời bất chính.

Để được các đồng phạm can thiệp giúp đỡ như nêu trên, Phan Quốc Việt đã thỏa thuận ăn chia, đưa tiền hối lộ, tiền cảm ơn nhiều lần, với tổng số tiền 3,45 triệu USD và 4 tỷ đồng.

Khi tiêu thụ kit test Việt Á tại nhiều địa phương, Phan Quốc Việt cùng cấp dưới đã thông đồng, cấu kết với lãnh đạo, nhân viên các cơ sở y tế công lập thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật về đấu thầu. Cụ thể, ứng hàng sử dụng trước, hợp thức thủ tục, hồ sơ thanh toán sau theo đơn giá mà Công ty Việt Á đưa ra trái quy định.

Quá trình tiêu thụ test xét nghiệm, Phan Quốc Việt chỉ đạo nhân viên tính toán và chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng; trực tiếp chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ hơn 34 tỷ đồng cho nhiều lãnh đạo, nhân viên tại các cơ sở y tế công lập trên phạm vi cả nước.

Tổng số tiền Phan Quốc Việt đưa hối lộ là hơn 106 tỉ đồng. Hành vi của Phan Quốc Việt bị VKS cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 431 tỷ đồng.

Khi luận tội, đại diện VKS nêu rõ vụ án Việt Á là một điển hình cho “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” và "thông đồng cấu kết tham nhũng có hệ thống".

Theo Pháp Luật TP. HCM

Bài liên quan

Tin mới

Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón hơn 200.000 khách ngày đầu nghỉ lễ
Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón hơn 200.000 khách ngày đầu nghỉ lễ

Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài cho biết, trong ngày 27/4, dự kiến có gần 94.000 lượt khách, trong đó có 59.000 khách quốc nội, 35.000 khách quốc tế và 540 lượt chuyến bay (314 chuyến bay quốc nội, 226 chuyến bay quốc tế cất hạ cánh qua Sân bay Nội Bài, tăng khoảng 10,5% so với ngày trước đó. Đây dự kiến cũng là ngày cao điểm nhất trong đợt nghỉ lễ đối với chặng nội địa đi.

Tỷ lệ iPhone kích hoạt mới tại Mỹ trong một năm qua giảm mức chưa từng có
Tỷ lệ iPhone kích hoạt mới tại Mỹ trong một năm qua giảm mức chưa từng có

Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu Consumer Intelligence Research Partners (CIRP), lượng iPhone kích hoạt mới giảm xuống mức chưa từng có trên thị trường smartphone Mỹ trong 6 năm qua.

Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc
Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Đà Nẵng, vừa kiểm tra, phát hiện 2 cơ sở kinh doanh có nhiều vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hà Nội trở thành điểm sáng dẫn đầu cả nước trong Chương trình OCOP
Hà Nội trở thành điểm sáng dẫn đầu cả nước trong Chương trình OCOP

Sản phẩm OCOP đã khẳng định vị trí tại thị trường trong nước, bước đầu vươn ra thế giới. Dù chưa có thống kê cụ thể nhưng khá nhiều sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP 4-5 sao của thành phố được người tiêu dùng ưa thích.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ môi trường
Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ môi trường

UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường.

Hơn 200 gian hàng của 34 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Công thương – OCOP Thái Nguyên
Hơn 200 gian hàng của 34 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Công thương – OCOP Thái Nguyên

Hội chợ triển lãm “Công Thương - OCOP Thái Nguyên” đã trở thành hoạt động thường niên của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua. Năm 2024, hội chợ có quy mô hơn 200 gian hàng, của 34 tỉnh, thành phố trong cả nước, với hàng ngàn sản phẩm đặc trưng tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền của các địa phương.