Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các nước gồm: Australia, Canada, Chile, Fiji, Ghana, Indonesia, Jamaica, Nhật Bản, Kenya, Mexico, Namibia, Na Uy, Palau và Bồ Đào Nha sẽ chấm dứt các khoản trợ cấp góp phần vào thúc đẩy các hoạt động lạm thác, đây là mục tiêu chính mà các nhà vận động hướng tới.

Mỗi quốc gia, thành viên của Ủy ban Cao cấp Kinh tế biển bền vững cũng đã cam kết đảm bảo rằng tất cả các khu vực biển trong phạm vi tài phán quốc gia của mình (hay còn gọi là vùng đặc quyền kinh tế), được quản lý bền vững vào năm 2025.

Bà Jane Lubchenco, Quản lý của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết, sáng kiến này là “một việc thực sự lớn” và có thể khôi phục được sức khoẻ của các đại dương trên thế giới, cũng như mang lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội toàn cầu.

14 nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới muốn các quốc gia khác tham gia vào hội đồng, để tạo ra một kế hoạch phát triển bền vững đại dương toàn cầu mà họ cho rằng điều này có thể ảnh hưởng lớn tới khí hậu.

Cam kết của 14 nước bao gồm: mục tiêu bảo vệ 30% đại dương trên thế giới vào năm 2030, cùng với việc đề ra kế hoạch quốc gia vào năm 2025 sẽ đảm bảo tính bền vững của địa phương; sử dụng công nghệ để cải hiện việc giám sát hoạt động đánh bắt; xoá bỏ việc xử dụng các ngư vụ ma; đầu tư vào cơ sở hạ tầng quản lý nước thải và chất thải ở các nước đang phát triển; đặt ra các mục tiêu quốc gia về việc giảm thiểu khí thải carbon trong quá trình vận chuyển hàng hoá; và mở rộng quy mô các hình thức nuôi thuỷ sản có trách nhiệm với môi trường.

Ngọc Khánh