Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chốt phương án xử lý 12 DA "đắp chiếu" ngành công thương: Ai sẽ trả khoản nợ 55.000 tỷ?

Phương án xử lý 12 dự án "đắp chiếu" ngành công thương đã chính thức được phê duyệt. Tuy nhiên, điều này chỉ vẽ ra được đường hướng sẽ đi, không đồng nghĩa với vấn đề đã được xử lý.

Số phận các dự án sẽ ra sao, khi xử lý xong thiệt hại sẽ là bao nhiêu và những ai phải chịu trách nhiệm về khối tài sản gần 64.000 tỷ đồng nguy cơ đổ sông đổ biển này sẽ phải đợi đến 2020 - may ra mới có câu trả lời?

Có ít nhất 4 dự án được tính đến phương án phá sản

Tại quyết định phê duyệt “Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số công trình, dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương” - do Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh thừa ủy quyền của Thủ tướng ký với tư cách Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo xử lý các dự án này, lộ trình được đặt ra là giải quyết dứt khoát các dự án này vào năm 2020.

Với các dự án “trầm trọng” nhất (trừ Nhà máy Tinh bột giấy Phương Nam được tiếp tục đấu giá, bán thanh lý); có ít nhất 4 dự án được tính đến phương án xấu nhất là phá sản. Đó là Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) - ưu tiên chọn bán dự án thông qua đấu giá, nếu không thành công sẽ cho phá sản; Dự án xơ sợi Đình Vũ được xác định ưu tiên khởi động lại, thoái vốn, bán dự án, và nếu không thành công cũng tính đến phương án phá sản; Dự án ethanol Phú Thọ ưu tiên thoái vốn trước, nếu không được sẽ tính đến tiếp tục triển khai và không được nữa sẽ là một kết quả khó tránh – phá sản; ethanol Bình Phước cũng ưu tiên khởi động lại trước khi thoái vốn hoặc bán, nếu thất bại sẽ cho phá sản.

7 dự án còn lại, 4 dự án phân bón của Vinachem được tái cơ cấu, phục hồi sản xuất trước khi thoái vốn; TISCO giai đoạn 2 cũng tái cơ cấu và thoái vốn, nếu thất bại sẽ kêu gọi các nhà đầu tư tiếp tục góp vốn; Ethanol Quảng Ngãi – có triển  vọng nhất trong các dự án ethanol sẽ được ưu tiên khởi động lại, sau đó thoái vốn hoặc chuyển nhượng; chỉ riêng Dự án mỏ Quý Xa và Công ty Gang thép Lào Cai là Nhà nước không có phương án bán hoặc thoái vốn mà tái cơ cấu để tiếp tục sản xuất.

Chốt phương án xử lý 12 DA

Có ít nhất 2 dự án ethanol được tính đến phương án phá sản

Dù đã đưa tin rải rác trước đó nhiều lần, nhưng tại đề án lần này, Bộ Công thương đã đưa ra những con số chính thức về khoản nợ khổng lồ mà các dự án này đang gánh – hơn 55.000 tỷ đồng, trong đó có gần 4,3 nghìn tỷ đồng vay nước ngoài có Chính phủ bảo lãnh và 10,6 nghìn tỷ đồng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) “sa lầy”, số còn lại của các ngân hàng thương mại. 

Tổng số lỗ lũy kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất tới thời điểm cuối năm ngoái là hơn 16,12 nghìn tỷ đồng. Tổng số vốn đã giải ngân của 3 dự án dở dang, đang bị dừng thi công là 8,6 nghìn tỷ đồng, trên tổng nguồn thanh toán dự kiến là hơn 13 nghìn tỷ đồng.

Bộ Công an điều tra dấu hiệu vi phạm pháp luật tại các dự án này

Mặc dù thuộc nhóm các ngành khác nhau và được khởi công xây dựng, đưa vào khai thác ở những thời điểm khác nhau, nhưng các dự án này đều có chung 5 khó khăn, tồn tại: Tổng mức đầu tư đều phải điều chỉnh trong quá trình thi công, làm tăng giá thành sản phẩm hoặc làm cho dự án không còn khả thi, buộc phải dừng thi công thực hiện. Tiến độ kéo dài, có dự án chậm tiến độ 10 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành, khiến cho tình trạng đội vốn càng trầm trọng. 

Trong quá trình thi công, hầu hết các gói thầu EPC đều phát sinh tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Nhiều dự án, mặc dù đã kết thúc nhưng vẫn chưa thanh lý được hợp đồng, chưa quyết toán được dự án. 

Đơn cử, nguyên nhân chính làm đình trệ dự án TISCO giai đoạn 2 là do TISCO đã ký thỏa thuận tách phần xây dựng – phần C của gói thầu EPC để giao cho các nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện và ký các phụ lục điều chỉnh hợp đồng EPC trong đó quy định: Áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Trung Quốc với việc xây dựng và lắp đặt các hạng mục dự án; MCC có thể yêu cầu thay đổi thiết bị gắn với điều chỉnh thiết kế do sai sót của các nhà thầu phụ Việt Nam và không chịu trách nhiệm đối với tiến độ hoàn thành dự án... làm cho TISCO bị động và yếu thế trong đàm phán thỏa thuận với MCC để giải quyết dứt điểm các tranh chấp.

Bên cạnh đó, tất cả các dự án khi đi vào vận hành đều gặp khó khăn về tài chính; tỷ trọng vốn vay lớn làm tăng chi phí vốn, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao làm dự án không hiệu quả, thua lỗ. Nhiều dự án gặp phải khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra và nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất. 

Có 6 nguyên nhân chủ quan được xác định với rất nhiều từ ngữ, nhưng tựu chung lại là “yếu kém”, “hạn chế” ở tất cả các khâu: lập dự án dự báo thị trường, thẩm định, phê duyệt dự án, năng lực thực hiện, trách nhiệm quản lý dự án, đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu nước ngoài, quản lý, tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư...

Vậy yếu kém này là do vô tình hay cố ý, yếu kém thuộc về ai và họ sẽ phải chịu trách nhiệm ra sao, tại đề án này chưa chỉ ra rõ địa chỉ. Tuy nhiên, đề án cũng có nội dung đề nghị Thanh tra Chính phủ sớm hoàn thành và báo cáo kết quả thanh tra 12 dự án; Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm toán các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo và báo cáo với Ban Chỉ đạo.

Đặc biệt, Bộ Công an được đề nghị tiến hành rà soát kết quả thanh tra, kiểm toán đã thực hiện đối với các dự án, doanh nghiệp để nắm tình hình, điều tra, xác minh làm rõ về các sai phạm, dấu hiệu vi phạm pháp luật tại các dự án; Chủ động phối hợp với các bộ, ngành nắm tình hình quá trình thực hiện, kịp thời phát hiện các vấn đề phức tạp về an ninh để kiến nghị Ban Chỉ đạo điều chỉnh trong quá trình thực hiện xử lý các dự án doanh nghiệp.

Theo CAND
 
 
Bài liên quan

Tin mới

Thị trường bán lẻ phục hồi tích cực, giá thuê mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội tăng 2%
Thị trường bán lẻ phục hồi tích cực, giá thuê mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội tăng 2%

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi trong nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ. Các thương hiệu tập trung vào trải nghiệm khách hàng đang dẫn đầu xu hướng, thúc đẩy nhu cầu cho các ngành hàng như đồ ăn và đồ uống (F&B), thời trang thể thao, mỹ phẩm, thương hiệu cao cấp và cửa hàng theo phong cách sống.

Yêu cầu đình chỉ bếp ăn tập thể khiến gần 100 công nhân ngộ độc ở Đồng Nai
Yêu cầu đình chỉ bếp ăn tập thể khiến gần 100 công nhân ngộ độc ở Đồng Nai

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đồng Nai khẩn trương điều tra, xử lý vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Công ty TNHH Dechang (huyện Trảng Bom, Đồng Nai), khiến gần 100 công nhân phải nhập viện.

Bộ Công Thương: Đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng góp ý kiến về giá và chi phí?
Bộ Công Thương: Đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng góp ý kiến về giá và chi phí?

Đây là thông tin tại Hội nghị làm việc với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đối với Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu do Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương tổ chức vào sáng 17/5.

Cảnh báo những thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em
Cảnh báo những thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP. Hồ Chí Minh cho hay, nguy cơ xâm hại trẻ em qua mạng xã hội dự báo sẽ tăng do có nhiều vụ việc xảy ra trong thời gian dài, tái diễn nhiều lần với nhiều nạn nhân nhưng rất lâu sau đó mới được phát hiện.

Thu giữ gần 3.500 sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm nhập lậu
Thu giữ gần 3.500 sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm nhập lậu

Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 3, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh khám phương tiện và tạm giữ 910 đơn vị mỹ phẩm và 2.426 sản phẩm thực phẩm nhập lậu.

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ
Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.