Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ tịch nước: Cùng hành động và có trách nhiệm vì đất nước, vì Nhân dân

Sáng nay (27/5), Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam luôn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết sắt son, luôn thể hiện được bản lĩnh, ý chí vững vàng mỗi khi đương đầu với mọi hiểm nguy, thách thức, không có khó khăn nào không thể vượt qua. Tại thời điểm này, phẩm chất của dân tộc ta lại một lần nữa được củng cố, phát huy rất toàn diện khi đương đầu với đại dịch COVID-19.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ ngày và đêm của các cơ quan trong hệ thống chính trị, của Ban Chỉ đạo quốc gia các Bộ, ngành cấp ủy, chính quyền các cấp, các đoàn thể nhân dân, các lực lượng trực tiếp tham gia như y tế quân đội, công an, bộ đội biên phòng trong công tác phòng chống đại dịch.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ phát động
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ phát động

Nhắc lại năm 2020 là năm đầy khó khăn, thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra với nhiều đợt dịch, nhưng Chủ tịch nước cho rằng, với tinh thần chống dịch như chống giặc, chúng ta đã kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, thực hiện thành công nhiệm vụ kép, vừa bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân vừa duy trì sản xuất kinh doanh và đảm bảo an sinh xã hội.

Chủ tịch nước nêu rõ, với tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm lá rách”, Việt Nam đã trở thành điểm sáng của thế giới trong công tác phòng, chống dịch hiệu quả và chi phí thấp. Song trên hết vẫn là niềm tin sắt son, tinh thần đoàn kết, đồng lòng ủng hộ của người dân và sự hòa quyện của “ý Đảng, lòng dân”.

Chủ tịch nước bày tỏ xúc động khi biết nhiều tấm gương tốt trong phòng chống dịch vừa qua, thể hiện trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng. Nhiều người đã sẵn lòng nhường cơm sẻ áo. Có những cháu bé đã dùng tiền mừng tuổi để mua khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn tặng mọi người. Các cụ ông, cụ bà trên 90 tuổi, trên 100 tuổi, đã dành những đồng tiền tiết kiệm để ủng hộ nhiều tấn gạo. Có những người nông dân nghèo bán cả mảnh đất, tài sản lớn nhất của gia đình, để đóng góp cho phòng, chống dịch.

Nhiều cá nhân, nhiều doanh nghiệp và nhiều bộ, ngành, cán bộ khoa học đã tình nguyện đóng góp nguồn lực tài chính, thời gian, sức lực, kinh nghiệm và những sáng kiến thiết thực cho công tác phòng, chống dịch. Kiều bào ta ở nước ngoài, các Chính phủ bạn bè năm châu cũng đã tài trợ tiền, vật tư y tế, vaccine cho Việt Nam.

"Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn, trân trọng, ghi nhận những đóng góp quý giá của các mạnh thường quân và tất cả đồng chí đồng bào. Như Bác Hồ kính yêu đã dạy "Khó vạn lần dân liệu cũng xong", chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết, dựa vào dân, tạo nên sức mạnh của cả dân tộc trong cuộc chiến chống đại dịch" - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Trước bối cảnh đợt dịch thứ tư bùng phát mạnh trở lại, xuất hiện ở 30 tỉnh, với số ca nhiễm tăng nhanh, có những ngày lên tới hàng trăm ca, nhiều ca tử vong, hàng nghìn trường hợp F1, F0, trong đó đáng lo ngại có nhiều ca được phát hiện tại cộng đồng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chưa đầy một tháng mà số ca mắc trong nước đã gấp hai lần cả ba đợt dịch cộng lại, số người thực hiện cách ly tập trung đã lên đến hàng trăm nghìn lượt người. Các lực lượng chức năng đang ngày đêm căng mình kiểm soát, truy vết, điều tra dịch tễ để chặn đứng nguồn lây. Nhiều nơi phải huy động cả trường học, doanh trại quân đội để làm nơi cách ly.

Song song ứng phó dịch bệnh, Chính phủ đang nỗ lực chỉ đạo ngành y tế tích cực khẩn trương khai thác nguồn cung ứng và tổ chức tiêm vaccine cho nhân dân trên cả nước. Chính phủ đã lập quỹ phòng chống COVID-19 từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác. Trước khó khăn và cấp bách của tình hình dịch bệnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ động khẩn trương đề xuất với Đảng, Nhà nước tổ chức phát động để vận động nguồn lực xã hội chia sẻ, đồng hành cùng Chính phủ và các ngành trong công tác phòng, chống COVID-19.

"Đất nước rất cần sự chủ động chung tay góp sức của mỗi người dân. Những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là dịp để mỗi người dân chúng ta thể hiện khí chất, tinh thần dân tộc, sự đoàn kết “bầu ơi, thương lấy bí cùng”, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”; cùng hành động và có trách nhiệm vì đất nước, vì Nhân dân. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôi kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức và đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, các tôn giáo, bạn bè và nhân dân các nước, tùy theo điều kiện và khả năng, tham gia đóng góp ủng hộ vật chất lẫn tinh thần, để cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sớm chiến thắng dịch bệnh", Chủ tịch nước chia sẻ.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cấp, các ngành và toàn dân quán triệt tinh thần chống dịch như chống giặc; đề nghị Chính phủ dồn mọi nguồn lực, quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong phòng, chống đại dịch COVID-19 , kiểm soát nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài, dập dịch triệt để từ bên trong, truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh, xét nghiệm rộng, phong tỏa và giãn cách xã hội ở phạm vi và thời hạn cần thiết, chặn đứng nguồn lây. Cùng với đó là đề cao chiến lược “5K + vaccine”, thần tốc xét nghiệm và tiêm Vaccine cho nhân dân, bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho các cơ sở y tế, khu công nghiệp, khu dân cư đông người.

Đặc biệt, mục tiêu đảm bảo đủ vaccine triển khai nhanh, hiệu quả và an toàn. Kế hoạch tiêm vaccine ở thời điểm này có ý nghĩa chiến lược, quyết định rất lớn đến thành quả chống dịch, đưa xã hội trở lại nhịp sống bình thường cũng như thực hiện thắng lợi mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế năm 2021 và những năm tiếp theo.

Chủ tịch nước tin tưởng, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần yêu nước thương nòi, tinh thần vượt khó của người Việt Nam sẽ lại được phát huy cao độ, huy động được sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn phục vụ công cuộc phòng, chống dịch bệnh COVID-19.  

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các chức sắc tôn giáo cũng đã ủng hộ phòng chống dịch COVID-19.

Minh Đức

Bài liên quan

Tin mới

Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất
Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Thép Nam Kim vừa công bố bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025
Thép Nam Kim vừa công bố bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025

CTCP Thép Nam Kim (mã NKG – sàn HOSE) bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Đại hội tổ chức ngày 26/4 tại TP.HCM.

Quảng Ninh: Dông lốc làm lật thuyền nan, 4 ngư dân mất tích
Quảng Ninh: Dông lốc làm lật thuyền nan, 4 ngư dân mất tích

Lãnh đạo UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết, khoảng 5h10 ngày 25/4, tại khu vực sông Chanh (đoạn giáp ranh giữa phường Hà An và Phong Hải) xảy ra vụ việc thuyền nan chở nhóm ngư dân ra khu vực nuôi trồng thủy sản bị dông lốc đánh chìm khiến 4 người mất tích.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) – Bài 1: Năm xưa - cô gái Hà thành đi chiến dịch
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) – Bài 1: Năm xưa - cô gái Hà thành đi chiến dịch

Một chiều tháng 4 năm đó, tôi tìm đến nhà riêng vợ chồng ông Nguyễn Văn Vượng - bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (Số 27, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), để đươc nghe họ kể về những ngày này của 70 năm về trước: Gian khổ, ác liệt, nhưng mà sôi nổi, chộn rộn ở trong lòng…

Nhiều điểm bất cập tại Nghị định 37 khiến doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại
Nhiều điểm bất cập tại Nghị định 37 khiến doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại

Trong các nội dung mới của Nghị định 37, các doanh nghiệp (DN) hải sản đặc biệt quan tâm đến một số quy định khiến DN băn khoăn, lo ngại về việc tuân thủ bởi có nhiều điểm bất cập và không hợp lý.

Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tăng vốn điều lệ lên gần 1.206 tỷ
Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tăng vốn điều lệ lên gần 1.206 tỷ

ĐHCĐ Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã thông qua phương án về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 1.205,9 tỷ đồng, thông qua việc phát hành 40.197.854 cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 2:1.