Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời thẳng, cụ thể vấn đề

Điều hành nội dung phiên chất vấn chiều nay, 07/06, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, với trách nhiệm quản lý Nhà nước và "Tư lệnh ngành", lĩnh vực, nếu Bộ trưởng trả lời rằng: “Để giải quyết điểm nghẽn, ách tắc ở đâu thì hỏi địa phương, vậy vai trò của Bộ ở đâu?”

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan nhận trách nhiệm về câu chuyện “chuẩn hoá nông sản”.

Đặt câu hỏi chất vấn, Đại biểu Dương Khắc Mai, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắc Nông nêu vấn đề, sản xuất nông nghiệp là cứu cánh của nền kinh tế trong những lúc khó khăn nhất. Mặc dù ngành nông nghiệp phát triển nhưng thực tế cuộc sống của nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn, điệp khúc được mùa mất giá, giải cứu nông nghiệp chưa đến hồi kết, trong khi giá đầu vào tăng cao, giải pháp căn cơ nào cho vấn đề này? 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Lê Minh Hoan trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh Quốc hội
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Lê Minh Hoan trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh Quochoi.vn.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững thời gian tới là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Tư lệnh ngành nông nghiệp cảm ơn 14 triệu nông dân Việt Nam đã năng động, linh hoạt góp phần vào kết quả xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD trong bối cảnh rất khó khăn. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, câu chuyện được mùa mất giá là “lời nguyền” nhiều năm nay.

“Thứ nhất, chúng tôi cho rằng, khi nông sản dư thừa cần trữ lại để chế biến, giảm lượng đưa ra thị trường. Thứ hai, cần chuẩn hoá nông sản của chúng ta để thị trường được thông suốt, giảm áp lực cho thị trường. Tiêu chuẩn và quy chuẩn là cách để chuẩn hoá nông sản. Bộ NN&PTNT nhận trách nhiệm về vấn đề này khi thời gian qua chúng ta vẫn còn dễ dãi trong việc chuẩn hoá nông sản. Chúng ta cần tổ chức lại sản xuất một cách bài bàn hơn, để hạn chế rủi ro trong vấn đề xuất khẩu nông sản; cần thông tin minh bạch về số lượng, mùa vụ và phân bổ phù hợp đối với từng thị trường, trong đó có thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu”, ông Lê Minh Hoan nói.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNN cũng khẳng định, hướng đi chuẩn hóa nông sản để đáp ứng từng thị trường, đồng thời khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam: “Chúng ta phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu. Trong đó, thương hiệu bao gồm nhãn hiệu và niềm tin của người tiêu dùng. Thương hiệu của doanh nghiệp, của hợp tác xã, của người nông dân phải mất nhiều thời gian để thiết lập, để người tiêu dùng quen và ấn tượng tốt với sản phẩm. Thương hiệu không đơn giản chỉ là 1 slogan mà nó là giá trị vô hình mà người tiêu dùng có được qua quá trình sử dụng”.

Về giải tỏa những “điểm nghẽn” của nông nghiệp Việt Nam, Đại biểu Trần Thị Hoa Ry, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu nêu vấn đề “được mùa, mất giá” hoặc thời gian còn loay hoay trong tìm kiếm cây trồng, vật nuôi mang tính thị trường. Đây không phải vấn đề mới, đã được chất vấn rất nhiều lần. Đâu là "điểm nghẽn" của vấn đề này và tới bao giờ mới khắc phục được? Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Vân Thi, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới, Bộ có giải pháp, chính sách nào để tăng tỉ lệ nông sản đã qua chế biến, tăng tỷ lệ xuất khẩu nông sản chính ngạch và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam?

Trả lời các Đại biểu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói: Thực tế, các ngành nông lâm thủy sản có rất nhiều ngành gần như chiếm tỷ trọng tuyệt đối về chế biến. Đó là ngành thủy sản, hai là ngành chế biến gỗ và ngành cao su. Trong khi, khó nhất trong chế biến là ngành trái cây. 

“Trong thời gian vừa qua cũng có rất nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào lĩnh vực chế biến thành công và Thủ tướng Chính phủ cũng mới vừa khởi động một nhà máy chế biến Sơn La, Gia Lai và một số địa phương khác. Các doanh nghiệp tham gia vào chế biến đánh giá rất cao, tính liên kết của nông dân các vùng nguyên liệu đó. Bởi vì để đầu tư vào lĩnh vực chế biến nếu chất lượng nông sản, chất lượng nguyên liệu không tốt, không đảm bảo chất lượng thì sản phẩm chế biến cũng không đảm bảo chất lượng”, ông Lê Minh Hoan nói.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho rằng, khi thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, một trong những quan tâm nhất của doanh nghiệp là chất lượng nguyên liệu nhiên liệu không ổn định, thậm chí đi theo mùa chỉ có một mùa một nhà máy mở cửa mà chỉ một mùa trong một giai đoạn ngắn hạn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ảnh Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ “Để giải quyết điểm nghẽn, ách tắc ở đâu thì hỏi địa phương, vậy vai trò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở đâu?”. Ảnh Quochoi.vn.

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Vương Thị Hương, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang về liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh "việc là việc rất nên làm nhưng không phải đơn giản. Có những “hợp đồng” mà nông dân đã can kết với doanh nghiệp rồi nhưng vì một lý do nào đó, thị trường bên ngoài tăng giá, bà con nông dân lại đưa nông sản ra ngoài nhà máy chế biến. Thực trạng này đòi hỏi địa phương phải là đơn vị sâu sát, cùng ngồi với hai bên: một là nông dân thông qua hợp tác xã, một bên là doanh nghiệp".

Điều hành nội dung phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, với trách nhiệm quản lý Nhà nước và tư lệnh ngành, lĩnh vực, nếu Bộ trưởng trả lời rằng: “Để giải quyết điểm nghẽn, ách tắc ở đâu thì hỏi địa phương, vậy vai trò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở đâu?”.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời thẳng, cụ thể thực trạng đang thế nào, người nông dân trông chờ điều gì, chủ trương, Nghị quyết đã có, bây giờ Bộ trưởng có định hướng là gì và làm như thế nào? Chủ tịch Quốc hội nêu dẫn chứng của đại biểu Trần Thị Hoa Ry bàn về giá vật tư nông nghiệp tăng cao, được mùa mất giá thì nghẽn ở đâu, giải quyết thế nào? “Hỏi địa phương thì không cần buổi chất vấn này”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Dự báo, từ quý III, giá xuất khẩu cá tra tăng thêm 10%
Dự báo, từ quý III, giá xuất khẩu cá tra tăng thêm 10%

VASEP khuyến cáo, doanh nghiệp nên cân nhắc giá xuất khẩu hợp lý và điều chỉnh tăng dần từ 5-10% từ nay cho đến quý III và quý IV.

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024, thí sinh cần lưu ý những gì?
20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024, thí sinh cần lưu ý những gì?

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024. Đồng thời, có một số lưu ý với thí sinh và cơ sở đào tạo.

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đặt mục tiêu đến năm 2050 đi đầu cả nước về kinh tế biển
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đặt mục tiêu đến năm 2050 đi đầu cả nước về kinh tế biển

Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2050 là vùng phát triển nhanh, bền vững, đi đầu cả nước về kinh tế biển.

Loạn phí giữ và bảo quản vắc xin viêm màng não mô cầu BC cho trẻ: Sở Y tế Hà Nội nhắc nhở rút kinh nghiệm
Loạn phí giữ và bảo quản vắc xin viêm màng não mô cầu BC cho trẻ: Sở Y tế Hà Nội nhắc nhở rút kinh nghiệm

Sau gần một tháng đặt lịch làm việc về vấn đề thu phí giữ vắc xin viêm não mô cầu BC (CuBa) tại trung tâm tiêm chủng Smart City (tại toà S.205 Khu đô thị Vinhome SmartCity Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), phóng viên Thương hiệu và Công luận đã làm việc với Phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tế Hà Nội.

Pháp coi trọng quan hệ và đánh giá cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam
Pháp coi trọng quan hệ và đánh giá cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam

Bộ trưởng Sébastien Lecornu nhấn mạnh: Pháp coi trọng quan hệ với Việt Nam và đánh giá rất cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam; nêu bật tầm quan trọng của hợp tác chia sẻ ký ức lịch sử, khắc phục hậu quả chiến tranh giữa hai nước.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4/2024 đạt 1,3 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4/2024 đạt 1,3 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4/2024 đạt 1,3 tỷ USD tăng 0,2% so với tháng 3/2024. Sau 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thu về 4,84 tỷ USD, tăng trưởng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái.