Chốt phiên, VN-Index tăng 26,12 điểm (+2,42%), lên 1.104,26 điểm với 392 mã tăng, trong đó có 33 mã tăng trần, khi chỉ có 85 mã giảm với 12 mã giảm sàn. Tổng khối lượng giao dịch đạt 452 triệu đơn vị, giá trị 9.414,9 tỷ đồng, giảm 21% về khối lượng và 20,6% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 55 triệu đơn vị, giá trị 1.468,8 tỷ đồng.

Nếu phiên chiều chỉ lác đác một số sắc tím, thì trong phiên chiều, sắc tím đã lan rộng ra khắp bảng điện tử và ở nhiều nhóm ngành khác nhau. Trong nhóm ngân hàng có EIB, nhóm chứng khoán có VCI, bất động sản, xây dựng là nhóm có nhiều sắc tím nhất với SCR, CII, LDG, HDC, NHA, LHG, DXG, TEG, NBB, VGC và ITC (trong phiên sáng chỉ có HDC, VGC và ITC), nhóm dầu khí PVD cũng giữ lại được sắc tím, nhóm điện có NT2, KHP, thủy sản vẫn là IDI. Ngoài ra, còn có các mã đơn lẻ khác như nhóm TGG, GIL, CTF, STK, DPG, HAX, HCD, DGW…

Trong các mã tăng trần, PVD là mã có thanh khoản tốt nhất với 9,75 triệu đơn vị và còn dư mua trần (20.000 đồng). Tiếp đến là DXG với 6,23 triệu đơn vị, còn dư mua trần (18.850 đồng). VCI với 4,74 triệu đơn vị và cũng còn dư mua trần (27.350 đồng). CII thậm chí còn dư mua trần (18.400 đồng) tới hơn 2,6 triệu đơn vị, khớp 4,53 triệu đơn vị.

Trong nhóm chứng khoán, ngoài VCI tăng trần, thì các mã còn lại cũng tăng mạnh, trong đó VND thiếu may mắn để giữ được sắc tím, đóng cửa tăng 6,5% lên 16.400 đồng, khớp 12,88 triệu đơn vị, trong khi SSI là mã có thanh khoản tốt nhất nhóm với 13,62 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 4,8% lên 18.650 đồng.

Trong nhóm ngân hàng, ngoài EIB tăng trần, còn có CTG tăng mạnh hơn 6% lên 22.000 đồng, khớp 4,28 triệu đơn vị, có lúc cũng đã lên mức trần 22.200 đồng, nhưng không thể giữ được sắc tím khi chốt phiên. Ngoại trừ 2 mã này, đà tăng của các mã còn lại không lớn, thậm chí ACB đảo chiều giảm 1% xuống 20.

Trong khi đó, VPB vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất nhóm với 13,91 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,2% lên 17.000 đồng. STB là mã có thanh khoản tốt thứ 2 của nhóm với 10,61 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,7% lên 19.250 đồng.

Trong nhóm bất động sản, ngoài các mã tăng trần kể trên, còn có nhiều mã tăng mạnh khác, trong đó DXS tiếp tục hồi phục 6% lên 14.950 đồng sau chuỗi 6 phiên giảm sàn liên tiếp từ 20.850 đồng xuống 13.450 đồng phiên đầu tuần. DIG cũng có phiên tăng tốt 5,8% lên 28.500 đồng, khớp hơn 9 triệu đơn vị, đứng đầu trong nhóm.

Nhóm thép có POM trở lại tham chiếu, còn lại đều giữ được đà tăng. Trong đó, HPG vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất nhóm và cũng tốt nhất thị trường với hơn 25,3 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,9% lên 19.200 đồng. Tăng mạnh nhất nhóm vẫn là NKG với 4,8% lên 17.400 đồng, khớp gần 3,63 triệu đơn vị.

Nhóm dầu khí ngoài PVD khởi sắc, còn có PLX tăng 3,1% lên 33.000 đồng, còn GAS chỉ tăng khiêm tốn 0,9% lên 107.000 đồng.

Các mã khác, HAG cũng có lúc kéo lên mức trần 12.600 đồng, trước khi đóng cửa ở mức 12.400 đồng, tăng 5,1% với 15,19 triệu đơn vị được khớp, đứng sau HPG.

Chốt phiên, HNX-Index tăng 6,51 điểm (+2,76%), lên 242,12 điểm với 152 mã tăng và 55 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 52,9 triệu đơn vị, giá trị 960 tỷ đồng, giảm 8% về khối lượng và 4% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,9 triệu đơn vị, giá trị 123 tỷ đồng.

Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 1,41 điểm (+1,71%), lên 83,79 điểm với 206 mã tăng và 82 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 27,3 triệu đơn vị, giá trị 423 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,1 triệu đơn vị, giá trị 46 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều tăng, nhưng thấp hơn thị trường cơ sở. Cụ thể, VN30-Index tăng 19,66 điểm (+1,79%), lên 1.117,38 điểm với 27 mã tăng, 2 mã đứng giá và ACB giảm. Trong khi đó, hợp đồng đáo hạn tháng 10 (VN30F2210) tăng 13,2 điểm (+1,2%), lên 1.115,2 điểm với 370.445 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 52.403 hợp đồng.

Phương Thảo (t/h)