CTCK BIDV (BSC): CTG vẫn đang ở trong trạng thái tăng giá ngắn hạn sau khi điều chỉnh vào nửa cuối tháng 10. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn duy trì giá trị ổn định.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Đường EMA12 hiện vẫn đang ở trên đường EMA26, đồng thời MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu cổ phiếu có thể duy trì xu hướng tăng ngắn hạn trong thời gian tới.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của CTG nằm tại khu vực xung quanh giá 32.500 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 40.500 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 30.500 đồng/cp bị xuyên thủng.
Chứng khoán ngày 7/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Khuyến nghị mua cho TDM với giá mục tiêu 31.500 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM) công bố ngày 31/12 là ngày chốt danh sách cho đợt cổ tức tiền mặt tạm ứng là 1.200 đồng/CP, cao hơn 9% dự báo là 1.100 đồng/cp.
Ngày thanh toán là ngày 26/04/2021. Đợt chia cổ tức cuối cùng của năm tài chính 2020 sẽ được công bố tại ĐHCĐ của công ty, dự kiến tổ chức trong quý 1/2021.
VCSC hiện có khuyến nghị mua cho TDM với giá mục tiêu 31.500 đồng/cp (tổng mức sinh lời dự phóng 18%, bao gồm lợi suất cổ tức 4%).
CTCK Bản Việt (VCSC): Tăng giá mục tiêu theo mô hình định giá chiết khấu dòng tiền (DCF) thêm 34% đạt 81.500 đồng/cp nhưng duy trì khuyến nghị khả quan khi giá cổ phiếu của Tổng CT Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã tăng mạnh 30% trong vòng 3 tháng qua.
Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu đến từ mức tăng 24% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2026-2035 khi VCSC ghi nhận dự phóng doanh thu phí cất cánh và hạ cánh tại sân bay quốc tế Long Thành (LTA) trong dự báo.
Tác động tích cực kể trên một phần bù đắp cho mức giảm 9,8% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2025 của chúng tôi. Cụ thể, VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021/2022/2023 thêm 41%/2,9%/3,7%, chủ yếu do lượng hành khách quốc tế dự kiến phục hồi chậm hơn khi dịch COVID-19 diễn biến không đồng đều trên toàn cầu.
VCSC nhìn chung duy trì dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (- 80% YoY) dù giảm dự báo doanh thu năm 2020 thêm 7,5% còn 7,1 nghìn tỷ đồng (-61% YoY) khi giảm dự báo lượng hành khách quốc tế còn 7,5 triệu (-82% YoY), một phần được bù đắp bởi việc kiểm soát chi phí hiệu quả của ACV, được phản ánh thông qua biên lợi nhuận gộp dự phóng cao hơn, đạt 18,3% so với 14,5% trước đây.
Kỳ vọng sự phục hồi từ mức thấp trong năm 2021 với doanh thu đạt 10 nghìn tỷ đồng (+41% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3,2 nghìn tỷ đồng (+91% YoY).
VCSC dự báo lượng hành khách quốc tế đạt 11,6 triệu trong năm 2021 – tương ứng khoảng 28% lượng hành khách quốc tế năm 2019 – khi kỳ vọng lượng hành khách quốc tế sẽ duy trì ở mức thấp trong 6 tháng đầu năm 2021 và phục hồi nhẹ trong 6 tháng cuối năm 2021.
Dù lợi nhuận giảm mạnh, VCSC cho rằng ACV có vị thế tốt để duy trì tình hình tài chính ổn định – dù dịch COVID-19 kéo dài hơn kỳ vọng. ACV có số dư tiền mặt ròng đạt 19 nghìn tỷ đồng tính đến cuối quý 3/2020 trong khi chi phí phi tiền mặt chiếm khoảng 38% tổng chi phí năm 2019.
Rủi ro: vốn XDCB cao hơn dự kiến; trì hoãn mở rộng công suất sân bay, từ đó hạn chế tăng trưởng lưu lượng hành khách; các lệnh cấm di chuyển quốc tế kéo dài; lỗ tỷ giá từ khoản nợ vay ngoại tệ JPY.
Trúc Mai