Bên cạnh đó, nhiều mã lớn cũng nới rộng biên độ tăng hoặc đảo chiều khởi sắc như: FPT, MSN, GVR, VHM đều ghi nhận mức tăng hơn 1,5%.
Trái lại, cổ phiếu ngân hàng STB vẫn là mã giảm sâu nhất trong rổ VN30 khi kết phiên giảm 4,8% xuống mức 33.800 đồng/CP và khớp lệnh gần 32,9 triệu đơn vị; các cổ phiếu khác như MWG giảm 3,1%, HDB và TPB cùng giảm 2,7%...
Xét về nhóm ngành, dù biên độ có thu hẹp nhưng nhóm ngân hàng và chứng khoán vẫn giảm hơn 1%. Trong đó, ngoại trừ các mã FTS, VCI và NAB tăng nhẹ với biên độ chỉ trên dưới 0,5%, còn lại phần lớn đều giảm hơn 1-2%.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu tiêu dùng và bán lẻ cũng mất điểm bởi MWG giảm hơn 3%, PNJ, VNM, DGW, FRT đều giảm nhẹ.
Trái lại, nhóm cổ phiếu thép với diễn biến tích cực của HPG đã lan tỏa toàn ngành giúp nhóm này khởi sắc, trong đó NKG tăng 0,7%, HSG tăng 0,5%... Nhóm cổ phiếu phân bón và hóa chất cũng khởi sắc với CSV tăng 5,75%, DCM tăng 1,77%, DGC tăng 2,9%...
Điểm sáng vẫn là nhóm công nghệ và vận tải cảng biển. Trong nhóm công nghệ, bên cạnh ICT và CMG vẫn vững vàng khoác áo tím, các mã khác như SGT tăng 4%, ITD tăng 2,8%...; còn nhóm cảng biển có VIP, VTO, VOS cùng tăng trần, VSC tăng 3,2%, VNL tăng 2,8%...
Trên sàn HNX, thị trường cũng bật hồi khá tích cực về cuối phiên nhưng HNX-Index vẫn chưa thoát hiểm thành công.
Đóng cửa, chỉ số HNX-Index giảm 0,02 điểm (-0,01%), xuống 226,86 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 49,56 triệu đơn vị, giá trị gần 910 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,97 triệu đơn vị, giá trị 105,64 tỷ đồng, trong đó riêng HUT thỏa thuận hơn 5,67 triệu đơn vị, giá trị 90,85 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán trên HNX cũng trong xu hướng chung của ngành với SHS giảm 0,7% và khớp lệnh lớn nhất thị trường, đạt gần 6,3 triệu đơn vị, MBS giảm 1,7% và khớp 2,77 triệu đơn vị, VFS giảm 0,7% và khớp 2,6 triệu đơn vị, BVS giảm 0,2%, APS giảm 1,5%…
Bên cạnh đó, một số mã trong rổ HNX30 giao dịch kém tích cực đã phần nào cản trở thị trường chung như CEO giảm 1,3%, PVS giảm nhẹ 0,8%, NVB giảm 2,3%, PVC giảm 1,7%...
Mặt khác, cổ phiếu cảng biển DXP vẫn tỏa sáng dù không giữ được mức giá trần, kết phiên tăng 6% lên mức 12.400 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 2,34 triệu đơn vị. Các mã khác trong nhóm phân bón hóa chất hay thép trên sàn HNX cũng đảo chiều khởi sắc như LAS tăng 3,8% lên mức giá cao nhất ngày 21.900 đồng/CP, VGS tăng 0,9% lên mức 34.300 đồng/CP…
Một số mã vừa và nhỏ khác như MSR tăng 5,5% và khớp hơn 2 triệu đơn vị, VC7 tăng kịch trần và khớp 1,5 triệu đơn vị…
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (+0,27%) lên 92,4 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 32,82 triệu đơn vị, giá trị 505 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,8 triệu đơn vị, giá trị 20,54 tỷ đồng.
Cổ phiếu VGT tiếp tục nới rộng biên độ trong phiên chiều, đóng cửa tăng 5% lên mức 14.600 đồng/CP và thanh khoản vẫn dẫn đầu thị trường với 3,96 triệu đơn vị.
Một số mã đáng chú ý khác như VGI tăng 2,1% và khớp 2,73 triệu đơn vị, DDV tăng 4,8% và khớp 1,83 triệu đơn vị, TTN tăng 5,7% và khớp gần 1 triệu đơn vị.
Trái lại, BSR vẫn duy trì mức giảm 1,4%, kết phiên đứng tại mức giá 20.900 đồng/CP và thanh khoản thua VGT, đạt 3,23 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm trên dưới 5 điểm. Trong đó, VN30F2411 giảm 3,9 điểm, tương đương -0,3% xuống 1.320,1 điểm, khớp lệnh gần 233.350 đơn vị, khối lượng mở hơn 63.150 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, mã CVPB2406 sôi động nhất với 4,88 triệu đơn vị khớp lệnh, đóng cửa giảm 34,8% xuống 150 đồng/cq; tiếp theo là CSTB2328 khớp 4,6 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 31,1% xuống 310 đồng/cq.
Hà Trần (t/h)