Trả lời phỏng vấn kênh YouTube Dialogue Works, ông McGovern khẳng định: “Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phải chấp nhận cuộc rút lui trong xung đột tại Ukraine.., lựa chọn duy nhất mà họ chưa sử dụng là vũ khí hạt nhân”.

Căng thẳng với phương Tây chưa thể hạ nhiệt, Tổng thống Putin từng tuyên bố để ngỏ khả năng triển khai vũ khí hạt nhân gần NATO. (Nguồn: AFP)
Căng thẳng với phương Tây chưa thể hạ nhiệt, Tổng thống Putin từng tuyên bố để ngỏ khả năng triển khai vũ khí hạt nhân gần NATO. Nguồn AFP.

Tuy nhiên, ông lưu ý Nga sẵn sàng đáp trả đòn tấn công hạt nhân, song Moscow sẽ không ra tay trước vì lý do khác với phương Tây. Ông McGovern bày tỏ: “Tôi không cho là người Nga đang chuẩn bị trở thành nước đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, bất chấp tuyên bố của họ về việc thay đổi học thuyết hạt nhân, đơn giản vì theo tất cả những điều thiêng liêng, họ đã chiến thắng”.

Hồi cuối tháng Sáu năm nay, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga có thể thay đổi học thuyết hạt nhân. Ông giải thích quyết định điều chỉnh này được đưa ra trong bối cảnh các cuộc thảo luận về khả năng hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Cũng trong tháng Sáu (ngày 12/6), khi trao đổi với phóng viên trước cuộc họp kéo dài hai ngày của các Bộ trưởng Quốc phòng NATO tại Brussels, trong đó có cuộc họp lập kế hoạch hạt nhân của liên minh, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, vũ khí hạt nhân của NATO là "sự đảm bảo an ninh cuối cùng" và là phương tiện để duy trì hòa bình.

Mặc dù ai cũng biết, Mỹ đã triển khai bom hạt nhân tới một số địa điểm ở Châu Âu nhưng NATO hiếm khi đề cập công khai về những vũ khí này.

Nguồn Sputnik