Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia kinh tế lạc quan với khả năng tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 từ 6,13 đến 6,5%

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra thì phải chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các ngành, lĩnh vực mới nổi, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả; thực thi hiệu quả các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm tiếp tục giảm lãi suất, bình ổn tỷ giá, giá hàng hóa thiết yếu và các thị trường tài chính, xây dựng, bất động sản, lao động…

Ảnh internet.
Chuyên gia kinh tế lạc quan với khả năng tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 từ 6,13 đến 6,5%. Ảnh internet.

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: "Triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2024 chúng tôi xây dựng rất chi tiết hai kịch bản tăng trưởng GDP: Có thể trong khoảng 6,13 % trong kịch bản bình thường, nếu tích cực hơn thì có thể được gần 6,5%. Lạm phát bình quân trong kịch bản một là gần 4%, nếu làm tốt hơn nữa, gắn với cải cách thể chế kinh tế và tăng năng suất lao động thì có thể chỉ khoảng 3,77%. Về tăng trưởng xuất khẩu năm nay, có thể sẽ là mức dương và mức cán cân thương mại chúng tôi kỳ vọng sẽ được thặng dư, nhưng thặng dư này có thể không lớn như năm 2023".

“Mục tiêu trung hạn của Việt Nam là vượt bẫy trung bình, trở thành nước có thu nhập cao, thì không thể hài lòng với mức tăng trưởng như kịch bản đề ra, mà cần nỗ lực phi thường ngay từ thời điểm 2024 này. Do đó, tôi nghĩ cần kịch bản tham vọng hơn thúc đẩy những nỗ lực phi thường này, hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn để thúc đẩy bộ ban ngành địa phương, đến doanh nghiệp và từng người dân cùng nỗ lực vì phát triển", Tiến sỹ Lê Duy Bình, Giám đốc Ecomica Việt Nam nêu quan điểm.

Tiến sỹ Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM khuyến nghị trong năm 2024 cần tiếp tục tập trung vào các chính sách thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở cải thiện vững chắc nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với đổi mới sáng tạo và môi trường, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro và nếu chúng ta duy trì và làm sâu sắc hơn chất lượng cải cách thể chế thì kinh tế hoàn toàn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thì, do tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại vào năm 2024, mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6-6,5% trong năm 2024 sẽ rất thách thức.

Chuyên gia kinh tế lạc quan với khả năng tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 từ 6,13 đến 6,5%. Ảnh internet.
Chuyên gia kinh tế lạc quan với khả năng tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 từ 6,13 đến 6,5%. Ảnh internet.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh phân tích, để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ phải giải quyết hàng loạt vấn đề. Đó là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật. Đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan tới đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ các rào cản, khắc phục tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm.

Xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại. Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường năng lực nội sinh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững...Bên cạnh đó, cần củng cố những trụ cột, động lực tăng trưởng như xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng thông qua các kịch bản chủ động ứng phó phù hợp để tiếp tục bình ổn, lành mạnh hóa các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, xăng dầu, thanh khoản ngân hàng… Có giải pháp phù hợp và hiệu quả để kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng của các "đầu tàu" kinh tế.

Đặc biệt, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh triển khai giải ngân đầu tư công, nhất là đối với các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa cao. Phối hợp tổ chức thực thi hiệu quả các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm tiếp tục giảm lãi suất, bình ổn tỷ giá, giá hàng hóa thiết yếu và các thị trường tài chính, xây dựng, bất động sản, lao động… Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các ngành, lĩnh vực mới nổi, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả.

Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Cải cách để tăng tốc phục hồi tăng trưởng” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh việc ưu tiên chính sách cần tiếp tục tập trung vào thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế. Cơ sở là phải cải thiện vững chắc nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với đổi mới - sáng tạo và môi trường, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro trong môi trường kinh tế quốc tế đầy biến động.

X.Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

USDA: Các nguồn nhập khẩu gạo tới Philippines hiện chủ yếu đến từ Việt Nam
USDA: Các nguồn nhập khẩu gạo tới Philippines hiện chủ yếu đến từ Việt Nam

Dữ liệu do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố trong báo cáo ngũ cốc toàn cầu hàng tháng trong tháng Năm cho thấy, nhập khẩu gạo của Philippines được dự đoán còn tăng cao hơn trong năm tới do tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng.

Kirin Capital: Thị trường mía đường dự báo có nhiều thuận lợi trong niên vụ 2023-2024
Kirin Capital: Thị trường mía đường dự báo có nhiều thuận lợi trong niên vụ 2023-2024

Kirin Capital đã thông tin về top 10 doanh nghiệp nhập khẩu đường nhiều nhất trong tháng 3/2024, trong đó CTCP Mía đường Lam Sơn (Lasuco, mã LSS) dẫn đầu danh sách với 24,62 nghìn tấn đường nhập về.

Lạng Sơn: 145 học viên được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
Lạng Sơn: 145 học viên được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh

Ngày 13/5, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Lạng Sơn tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4, năm 2024 cho 145 học viên là cán bộ, đảng viên, chuyên viên, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo đến từ các chi, đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh.

Ngày 14/5, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng giá tham chiếu 88 triệu đồng/lượng
Ngày 14/5, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng giá tham chiếu 88 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày 14/5 với giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 88 triệu đồng/lượng.

Bắc Giang: Doanh nghiệp khát lao động chất lượng cao, đến trường đại học để hút lao động
Bắc Giang: Doanh nghiệp khát lao động chất lượng cao, đến trường đại học để hút lao động

Ngày 13/5, tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (Đại học Thái Nguyên), UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với nhà trường tổ chức hội nghị xúc tiến, thu hút lao động chất lượng cao đến làm việc tại các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Tập huấn Điều tra thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 dân tộc thiểu số
Tập huấn Điều tra thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 dân tộc thiểu số

Ngày 13/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị “Tập huấn Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024 và nghiệp vụ thống kê xã hội môi trường”. Cuộc điều tra nhằm xây dựng, hoạch định chính sách phát triển KT-XH cho các vùng DTTS giai đoạn 2026 – 2030…