Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công bố lộ trình thoái vốn tại 240 doanh nghiệp Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020, kèm theo danh sách và chủ trương, lộ trình thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.

THCL Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020, kèm theo danh sách và chủ trương, lộ trình thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.

Công bố lộ trình thoái vốn tại 240 doanh nghiệp Nhà nước - Hình 1Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) là DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Quyết định nêu rõ danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020 gồm 240 doanh nghiệp.

Cụ thể, có 103 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ; 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ; 106 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.  

Chủ trương của Chính phủ là sẽ nắm giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành đặc thù liên quan đến quốc phòng an ninh, dịch vụ công ích, in đúc tiền, sản xuất vàng miếng và vật phẩm lưu niệm, xuất bản…

Đặc biệt, trong số 103 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tới 62 DN xổ số kiến thiết tại các tỉnh và Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott).

Trong 5 năm tới, Nhà nước sẽ vẫn giữ 100% vốn điều lệ tại 3 ngân hàng 0 đồng là Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank), Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).

Ngân hàng Nhà nước cũng sở hữu 100% vốn điều lệ tại Nhà máy in tiền quốc gia và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cùng với Tổng công ty đường sắt Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Cùng với đó, trong số 4 doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa và Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ, có Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Tổng công ty Thăm dò và Khái thác dầu khí, Công ty TNHH MTV Khoáng sản.

Nhà nước cũng quyết định thoái vốn và chỉ nắm 50-65% vốn điều lệ tại 27 doanh nghiệp trong 8 ngành, lĩnh vực. Trong đó, một số cái tên tiêu biểu như VNPT, Mobifone, Tập đoàn Hóa chất, Tổng công ty Thuốc lá, Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Trung, Nam hay Điện lực Hà Nội, điện lực Tp.HCM, Vinafood 1, Vinafood 2,…

Đặc biệt, 106 doanh nghiệp sẽ trong diện thoái vốn quy mô lớn, Nhà nước chỉ còn giữ tỷ lệ dưới 50%. 

Danh sách ghi nhận các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh không có điều kiện, nhà nước không cần nắm giữ cổ phần.  Chẳng hạn, các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Giấy, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (Idico), VTV Cab, VTV Broadcom,...

Đặc biệt, 4 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng nằm trong danh sách này là Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS). 3 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực đó là các Tổng công ty phát điện 1,2,3…

Phan Chinh

Bài liên quan

Tin mới

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.

Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?
Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?

Kỳ họp mùa Xuân năm nay được đánh giá là gọn gàng và tập trung hơn so với các cuộc họp trước đây.

Bắc Giang triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Bắc Giang triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh.

Doanh nghiệp cần quyết tâm hơn trong việc chống hàng giả và xây dựng thương hiệu
Doanh nghiệp cần quyết tâm hơn trong việc chống hàng giả và xây dựng thương hiệu

Đó là đánh giá của Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Đỗ Hồng Trung tại Lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4). Sự kiện do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) vừa tổ chức.

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đấu tranh hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đấu tranh hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nắm chắc tình hình, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ việc, đối tượng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không để xảy ra điểm nóng.

U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?
U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?

U23 Việt Nam sẽ gặp U23 Malaysia tối nay, 20/4. Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ hai, lấy vé tứ kết U23 Châu Á.