Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công khai, minh bạch ngân sách địa phương: Điểm cộng trong thu hút đầu tư

Việc công khai, minh bạch ngân sách ở cấp địa phương là ưu điểm, là một trong những điều kiện thu hút đầu tư vào địa phương, từ đầu tư nước ngoài đến đầu tư của các thành phần kinh tế tư nhân trong nước. Đồng thời cũng thể hiện khả năng quản trị của chính quyền, uy tín trong chỉ đạo điều hành thực hiện ngân sách.

Việc công khai là ưu điểm, là một trong những điều kiện thu hút đầu tư vào địa phương
Việc công khai, minh bạch ngân sách là ưu điểm, là một trong những điều kiện thu hút đầu tư vào địa phương (Ảnh minh họa).

Có nhiều điểm cải thiện

Kết quả công bố Chỉ số Công khai ngân sách tỉnh (POBI) 2020 cho thấy, năm 2020 ghi nhận nhiều thực hành tốt về công khai ngân sách của 63 tỉnh thành. Kết quả POBI 2020 cũng phản ánh sự tiến bộ vượt bậc về tính thuận tiện khi 100% số tỉnh có thư mục công khai ngân sách và đa số các tài liệu được công khai dưới dạng Word/Excel hoặc định dạng PDF, dễ dàng sử dụng và chuyển đổi. Mặc dù vậy, các tỉnh vẫn cần phải nỗ lực để tiếp tục cải thiện mức độ công khai minh bạch ngân sách và tạo cơ hội cho sự tham gia của người dân.

2020 là năm thứ hai POBI chấm điểm tiêu chí về mức độ tin cậy về các khoản chênh lệch giữa dự toán và quyết toán thu/chi ngân sách đối với cả 4 mục lớn: Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp; Chi cân đối ngân sách địa phương; Chi đầu tư phát triển; Chi thường xuyên. Ngoài ra, POBI 2020 còn tiến hành chấm điểm tiêu chí mức độ tin cậy đối với dự toán tổng thu ngân sách của địa phương.

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, đại diện nhóm Nghiên cứu nhận định: “Điểm số POBI của các tỉnh năm đầu tiên nhìn chung rất thấp, trung bình cả nước chỉ có 30 điểm (năm 2017). Tuy nhiên, sang năm tiếp theo, thì có sự cải thiện mạnh mẽ khi các tỉnh nhận ra họ ở vị trí nào ở bảng xếp hạng, điểm số POBI trung bình cả nước tăng vọt lên đến 50 (năm 2018), và tiếp tục lên 65 điểm vào năm 2019. Điều đó cho thấy các tỉnh đều có ý thức cải thiện tính minh bạch ngân sách của mình theo đúng luật Ngân sách cũng như theo sự phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên, năm 2020 là năm thứ tư thực hiện xếp hạng thì sự cải thiện về số điểm POBI có dấu hiệu chững lại. Điểm tích cực là nhiều tỉnh trước đây thứ hạng rất thấp, chưa quan tâm thực hiện công khai minh bạch ngân sách thì năm 2020 đã có cải thiện đáng kể. Ngoài ra nhóm điểm cao, nhóm các tỉnh có truyền thống công khai minh bạch ngân sách, tuân thủ Luật Ngân sách, thì vẫn giữ được phong độ ổn định”.

Ông Bùi Tiến Dũng, đại diện Sở Tài chính Bà Rịa – Vũng Tàu chia sẻ: Chỉ số POBI và kết quả xếp hạng của tỉnh luôn nằm trong top đầu có ý nghĩa quan trọng. Kết quả xếp hạng qua các năm có sự thay đổi rõ rệt, giúp tỉnh nhận biết được những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện minh bạch, công khai ngân sách Nhà nước, qua đó rà soát, chỉ đạo cơ quan liên quan khắc phục bất cập và tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được trong thời gian tới.

Ông Dũng cho biết thêm, để có được kết quả đó, tỉnh luôn bám sát quy định của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, chỉ đạo tới từng cơ quan, yêu cầu hướng dẫn việc công khai, minh bạch ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, Sở Tài chính còn chỉ đạo công tác thanh tra, bổ sung các nội dung thực hiện công khai ngân sách trong các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước.

“Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của Liên minh Minh bạch ngân sách, trong thời gian tới, để cải thiện công tác minh bạch, công khai ngân sách Nhà nước, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khuyến khích sự tham gia người dân, tiếp tục hoàn thiện, công bố cho công chúng dự thảo ngân sách, báo cáo kiểm toán, báo cáo tháng, quý với đầy đủ nội dung, tăng cường thảo luận tham vấn công chúng, hình thành cơ chế phản hồi, trao đổi, chia sẻ thông tin, nâng cao chất lượng báo cáo, tạo điều kiện cho công dân tham gia thảo luận đóng góp ý kiến. Đồng thời nâng cao ý thức của cán bộ công chức, tăng cường trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công khai minh bạch ngân sách tại các đơn vị”, ông Dũng cho hay.

Cơ sở thu hút đầu tư vào địa phương

Theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính): “Trách nhiệm công khai đã được quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước, là trách nhiệm của các địa phương, người đứng đầu chính là UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện. Không phải làm tốt mà thưởng, làm không tốt thì bị phạt mà nói chính xác là không hoàn thành trách nhiệm sẽ bị khiển trách, nếu làm tốt thì đó là tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động trong 1 năm của cơ quan Nhà nước đó”.

Về tình hình thực hiện, từ năm 2019 trở lại đây, các địa phương đã bắt đầu thực hiện theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 có hiệu lực từ năm 2017. Hàng năm, các địa phương công khai dự toán ngân sách, các tài liệu ngân sách trình cấp có thẩm quyền, tình hình thực hiện ngân sách hàng năm, quyết toán ngân sách hàng năm và thực hiện theo luật, cung cấp các tài liệu trình HĐND về dự toán. Mặc dù đầy đủ về mặt đếm đầu nhưng về nội dung công khai, nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, chỉ công khai nội dung cơ bản, chưa được chi tiết. Nhiều địa phương công khai nhưng cơ quan nghiên cứu muốn lấy về thì không tải được. Các chỉ tiêu công khai cụ thể không đáp ứng yêu cầu đề ra. Hiện còn tồn tại các vấn đề đó.

Liên quan giữa công khai và bố trí, phân bổ ngân sách, có thể thấy, việc bố trí dự toán tuân theo quy định của Luật Ngân sách. Để có dự toán ngân sách hàng năm, Quốc hội ban hành định mức phân bổ vốn đầu tư, vốn thường xuyên. Việc tính toán khung ngân sách cho 1 địa phương thì phải dựa trên tiêu chí đó, không phải dựa theo POBI. Việc bố trí ngân sách phải dựa trên khả năng của nền kinh tế, khả năng ngân sách của năm dự toán, tức là trên cơ sở thực hiện ngân sách, kết quả phát triển KT-XH năm trước, cũng như dự kiến số thu của ngân sách năm sau, khả năng vay của ngân sách ra được khung cân đối thu chi, từ đó áp dụng với các tiêu chuẩn định mức phân bổ mới hình thành cân đối ngân sách của cả nước và của địa phương.

Tuy nhiên, ông Tân nhấn mạnh, việc công khai ngân sách ở cấp địa phương cũng có tác động tích cực đến quá trình này. Việc công khai là ưu điểm, là một trong những điều kiện thu hút đầu tư vào địa phương, từ đầu tư nước ngoài đến đầu tư của các thành phần kinh tế tư nhân trong nước. Thứ hai, cũng cho thấy uy tín trong chỉ đạo điều hành thực hiện ngân sách nói riêng và tình hình phát triển KT-XH của địa phương; Thể hiện khả năng quản trị của chính quyền, có tiếng vang trong việc phát triển kinh tế địa phương. Một khi kinh tế đi lên, điều kiện được cải thiện thì quy mô ngân sách địa phương sẽ tăng. Từ đó, có thêm điều kiện, khả năng đáp ứng nhu cầu chi trên địa bàn, đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT-XH theo nghị quyết của tỉnh.

Theo một số chuyên gia, tình hình quản lý tài chính có biến đổi theo sự phát triển, nên cần xem lại phạm vi công khai, cần mở rộng, cập nhật hơn. Việc công khai phân cấp, phân quyền, phân bổ của các địa phương cũng cần phải có định mức.

Liên quan đến việc Quốc hội, Bộ Tài chính có xem xét sử dụng kết quả POBI trong phân bổ ngân sách, xây dựng dự toán, đại diện Bộ Tài chính cho hay, những vấn đề về chất lượng công khai ngân sách của các Bộ, các tỉnh phản ánh chất lượng quản lý tài chính công của quốc gia, làm minh bạch hóa nền tài chính của đất nước, thể hiện sự minh bạch rành mạch trong quản lý nguồn lực. Qua đó, tạo thêm sự tin cậy, thu hút đầu tư của các tỉnh, trong hoạch định chính sách thu hút ý kiến tham vấn của người dân, chuyên gia, nhà khoa học để chính sách được tốt hơn.

Đoàn Huế 

Bài liên quan

Tin mới

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam
Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geveve là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học còn nguyên giá trị về nguyên tắc, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao, mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Giá lúa gạo hôm nay 25/4: Giá gạo giảm 200 đồng
Giá lúa gạo hôm nay 25/4: Giá gạo giảm 200 đồng

Hôm nay 25/4, giá lúa gạo thị trường trong nước điều chỉnh giảm với một số loại gạo trong khi đó giữ ổn định với mặt hàng lúa. Giá gạo xuất khẩu duy trì ổn định sau phiên giảm.

Năm học 2024-2025: Thêm 3 trường THPT tư thục tại Hà Nội được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Năm học 2024-2025: Thêm 3 trường THPT tư thục tại Hà Nội được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa giao thêm chỉ tiêu tuyển sinh cho 3 trường THPT tư thục tuyển mới 30 lớp. Như vậy, đến thời điểm này đã có 88 trường trung học phổ thông tư thục trên địa bàn Hà Nội được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đột ngột đi lên và gây ảnh hưởng xấu đến thị trường
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đột ngột đi lên và gây ảnh hưởng xấu đến thị trường

Chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong phiên thứ Tư (24/4), khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đã khiến đà hồi phục của thị trường chững lại.