Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cù lao Phố chốn "đô hội" của xứ Biên Hòa - Đồng Nai - Bài 5

Cù lao Phố (Cù lao Hiệp Hòa, nay thuộc xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai), từng là thương cảng sầm uất, có vai trò đặc biệt trong tiến trình mở cõi phương Nam, là dải đất sa bồi, được 2 nhánh sông Đồng Nai ôm trọn. Với tổng diện tích gần 700 ha, Cù lao Phố, giờ đây có nhiều đổi thay. Nhưng Cù lao Phố cũng đang phải đối mặt vấn nạn rác thải...

Bài 5: Rác thải sinh hoạt bủa vây xứ cù lao

Hiện nay, trên địa bàn phường Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa (Đồng Nai), có hàng chục bãi rác thải sinh hoạt lớn nhỏ tự phát của người dân, nhiều điểm nằm ngay trên mặt phố, lề đường hoặc bãi đất trống, thậm chí ngay dưới chân biển cảnh báo. Điều này, không chỉ mất mỹ quan đô thị mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Xả rác bất chấp

Rác ứ đọng đã và đang bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan đô thị khiến người dân địa phương ngao ngán, bức xúc. Theo ghi nhận của TH&CL, khắp các tuyến đường, con hẻm, các khu vực công cộng, các điểm kinh doanh, buôn bán đến nhà dân đâu đâu cũng thấy rác ứ đọng.

Thậm chí, ngay dưới chân biển cảnh báo cấm đổ rác do UBND TP. Hiệp Hòa, rác cũng được chất đống, từ rác thải sinh hoạt đến rác thải xây dựng… được người dân thản nhiên quăng ra đường. Nhiều đống rác quá tải, còn tràn ra cả lòng đường gây cản trở giao thông và làm mất mỹ quan đô thị.

Mặc cho biển cảnh báo, rác vẫn bất chấpMặc cho biển cảnh báo, rác vẫn đổ chất thành đống (Ảnh: Hoàng Nam)

Ồng Vũ Nguyên (ngụ SN 92 đường Đặng Văn Chơn, P Hiệp Hòa) bức xúc:

“Đống rác trước cửa nhà chúng tôi đã tràn hết cả ra lòng đường nhiều ngày qua nhưng vẫn không được thu gom. Không chỉ gây cản trở giao thông mà rác đã lên men chua, hôi thối nồng nặc, mặc dù tại đây đã được UBND phường Hiệp Hòa cắm biển cấm đổ rác tuy nhiên rác vẫn ngày ngày hiện hữu, đơn vị thu gom thì thường xuyên bỏ qua. Sống giữa thành phố mà liên tục phải chịu cảnh này thật là ngán ngẩm”.

Rác thải sinh hoạt 2 đến 3 ngày mới có người đến thu gom nên người dân buộc phải để ra đườngRác thải sinh hoạt 2 đến 3 ngày mới có người đến thu gom nên người dân buộc phải để ra đường (Ảnh: Hoàng Nam)

Theo bà Dạ Lan một người dân sống tại khu vực này cho biết: Rác thải sinh hoạt của các hộ dân phải từ 2 đến 3 ngày mới có người đến thu gom, vậy nên người dân không còn cách nào là phải để ra ngoài đường. Khi mà một người để ngay lập tức sẽ có các hộ dân khác mang ra để, 2 đến 3 ngày mới có người đến gom thì sẽ tạo thành bãi rác tự phát nhỏ mà lâu hơn nữa thì sẽ thành bãi rác lớn. mà dân ở đây ngộ lắm, nếu tôi để túi rác trước của nhà mình, chỉ 1 lúc không để ý là không biết từ đâu xuất hiện thêm vài túi nữa.

Không chỉ có tuyến đường Đặng Văn Chơn, dọc đường Đặng Đại Độ nối ra cầu Bửu Hòa cũng xuất hiện những bãi rác tự phátKhông chỉ có tuyến đường Đặng Văn Chơn, dọc đường Đặng Đại Độ nối ra cầu Bửu Hòa cũng xuất hiện những bãi rác tự phát (Ảnh: HN)

Không chỉ có tuyến đường Đặng Văn Chơn, dọc đường Đặng Đại Độ nối ra cầu Bửu Hòa cũng xuất hiện những bãi rác tự phát từ rác xây dựng, rác thải sinh hoạt đến bàn ghế hư hỏng cũng được người dân mang ra bỏ ven đường. Đáng nói tại thời điểm PV chúng tôi ghi nhận, người dân thản nhiên chở phế thải xây dựng bằng xe ba gác ra đổ ngay giữa ban ngày, bất chấp cảnh báo sẽ bị sử phạt theo điều 20 nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Bất cứ đâu cũng có thể trở thành nơi đổ rácBất cứ đâu cũng có thể trở thành nơi đổ rác (Ảnh: HN)

Bà Lan cũng cho biết, sở dĩ núi rác ngay dưới chân biển cấm ngày càng phình to là vì, 2 đến 3 ngày người thu gom rác mới đi thu gom của các hộ dân, khi đi qua đây họ cũng bỏ qua luôn không gom đi.

Còn người dân thì thấy nơi đó có rác, lại không muốn để trong nhà mình nên lén mang ra đó rục, hàng tuần hàng tháng cứ như vậy nên bãi rác ngày một lớn, bốc mùi hôi hám. Điều đáng nói bãi rác này nằm đối diện Nhà văn hóa Khu phố Tam Hòa.

Biển cấm đổ rác lại là nơi chứa rác... (?!)

Được biết, TP Biên Hòa đã thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn mỗi hộ gia đình được phát hai thùng đựng rác để phân loại rác hữu cơ và vô cơ. Thế nhưng, việc làm này ngày càng ít người tham gia, hưởng ứng. Có gia đình vẫn chỉ sử dụng một thùng rác, một thùng được sử dụng vào việc khác hoặc bị mất trộm.

Phải chăng, phân loại rác tại nguồn không được người dân hưởng ứng là do các tổ chức đoàn thể từ khu phố đến phường chưa vào cuộc quyết liệt, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân chưa cao; mặt khác, cách thức thực hiện để thu gom còn chưa hợp lý?

Người dân cho rằng việc các thùng rác để ở ngoài dễ bị mất trộm, trong khi để ở trong bếp thì phát sinh mùi hôi, trong khi người gom rác thì 2 đến 3 ngày mới đến thu gom một lần nên người dân không mặn mà với công việc phân loại rác tại nguồn này.

Người dân ngang nhiên đổ rác thải xây dựngMột số người dân ngang nhiên đổ rác thải xây dựng (Ảnh: HN)

Trở lại cậu chuyện người dân ngang nhiên xả rác ngay dưới chân biển CẤM ĐỔ RÁC của UBND phường Hiệp Hòa; tại sao chính quyền đã đặt biển cấm mà người dân vẫn tiếp tục xả rác?

Phải chăng, công tác thu gom rác tại địa phương này có vấn đề? Và chính quyền địa phương chỉ cần cắm một biển cấm là xong trách nhiệm; là có thể thay thế công việc của cán bộ quản lý về môi trường?

Chính quyền địa phương chỉ cần cắm một biển cấm vô tri là xong trách nhiệm?Chính quyền địa phương chỉ cần cắm một biển cấm là xong trách nhiệm? (Ảnh: HN)

Người dân cho rằng, nếu không có sự vào cuộc của UBND phường Hiệp Hòa nói riêng và UBND TP Biên Hòa nói chung thì những bãi rác tự phát trên đường Đặng Văn Chơn và nhiều tuyến đường khác tại cù lao Hiệp Hòa sẽ chả mấy mà đầy rác. Bởi lẽ muốn thay đổi ý thức của người dân thì chính quyền và đơn vị thu gom rác cũng phải có trách nhiệm thu gom hàng ngày. Nếu công tác thu gom không thực hiện hằng ngày, rác sinh hoạt để lưu cữu trong nhà sẽ bốc mùi hôi thối, người dân lại mang rác ra đường để.

Và bãi rác dưới chân tấm biển cấm vô tri kia nếu không được dọn sạch hàng ngày, thì người dân sẽ tiếp tục mang rác ra để, bởi tâm lý đám đông cố hữu của một bộ phận người dân. Ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp thiết hiện nay, những hoạt động thiếu ý thức của con người đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn đất.

Vậy nên đã có rất nhiều ý kiến cho rằng: Sau một thời gian vận động, tuyên truyền, bây giờ là lúc cần áp dụng biện pháp mạnh, xử phạt người xả rác theo Nghị định 167/2013 và Nghị định 155/2016 (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường), tăng cường công tác quản lý nhà nước, nhất là kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm. Mặt khác, tăng cường giải pháp hình thành lực lượng giám sát cộng đồng để hỗ trợ chính quyền trong việc giám sát.

Cùng với đó là việc tăng cường kiểm tra những nơi không làm tốt, xem xét thay thế cán bộ phụ trách hoặc luân chuyển cán bộ lãnh đạo địa phương chưa quyết liệt thực hiện, chưa tạo chuyển biến tốt ở địa bàn mình phụ trách, mạnh dạn phê bình kiểm điểm, luân chuyển, thay thế.

Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.