Cục Hàng không Việt Nam bác bỏ cáo buộc trách nhiệm của Malaysia về MH370
“Phát ngôn của Malaysia chưa đầy đủ và có thể gây hiểu sai. Ở đây là không có bằng chứng nào cho thấy máy bay của Malaysia đã vượt qua điểm chuyển giao IGARI để phía Việt Nam phải chịu trách nhiệm trên vùng trời do Việt Nam quản lý.”
Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên xung quanh cáo buộc của Cơ quan hàng không dân dụng Malaysia (DCA) cho rằng Việt Nam đã thiếu trách nhiệm trong vụ chiếc máy bay MH370 của nước này gặp sự cố gần 2 tháng trước.
Trước đó, Tổng Giám đốc của DCA ngày 2/5 cho rằng các nhà điều khiển không vận Việt Nam đã vi phạm thông lệ về chuyển giao không vận, khi chỉ tìm hiểu về MH370 sau 17 phút máy bay biến mất khỏi màn hình radar dân sự vào ngày 8/3.
Chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích bí ẩn hôm 8/3
Theo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cá nhân ông cho rằng đây không phải là cáo buộc nhằm truy trách nhiệm từ phía Malaysia. Ở đây là không có bằng chứng nào cho thấy máy bay đã vượt qua điểm chuyển giao IGARI để phía Việt Nam phải chịu trách nhiệm trên vùng trời do Việt Nam quản lý. Cơ quan không lưu của hai bên đã hiệp đồng thời điểm chuyển giao là 17 giờ 22 phút (giờ quốc tế) nhưng đến 17 giờ 20 phút 43 giây, tín hiệu rada của tàu bay đã bị mất trên màn hình của Đài kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh (ACC Hồ Chí Minh). Malaysia cũng ghi nhận thời điểm cuối cùng có tín hiệu tàu bay trên màn hình ra đa là trước 17 giờ 22 phút. Khi đó, máy bay đang ở trong vùng thông báo bay của Singapore và được Singapore uỷ quyền cho Malaysia điều hành.
“Chiếc MH 370 đã mất tín hiệu trước khi tới điểm chuyển giao và tổ bay chưa thiết lập liên lạc với cơ quan điều hành bay của Việt Nam do vậy việc chuyển giao chưa được hoàn tất. Việt Nam chưa thực hiện điều hành, kiểm soát với chiếc máy bay này” - ông Lại Xuân Thanh khẳng định.
Theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), trong trường hợp tàu bay đang bay tại vùng giáp ranh giữa các vùng thông báo bay mà bị mất tích thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về quốc gia có liên lạc cuối cùng với tàu bay. Còn ở trường hợp máy bay MH370, ông Thanh khẳng định trách nhiệm khởi phát dịch vụ báo động và tìm kiếm cứu nạn trước hết thuộc về Malaysia, mọi thông tin về việc không thiết lập được liên lạc với MH 370 đã được kiểm soát viên không lưu thông báo với ACC Kualalumpure ngay trong giai đoạn hồ nghi.
Về việc DCA cho rằng Việt Nam đã thông báo chậm 12 phút theo thông lệ quốc tế, ông Thanh thừa nhận có sự chậm trễ của cơ quan không lưu Việt Nam, bởi theo thoả thuận thư giữa hai cơ quan không lưu, nếu máy bay mất tín hiệu thì ACC Hồ Chí Minh phải thông báo cho phía Malaysia chậm nhất sau 5 phút, nhưng Việt Nam đã mất 17 phút mới ra được thông báo này. Đây là một vấn đề cần rút kinh nghiệm.
“Chúng tôi đã kiểm tra việc thực hiện các quy định về không lưu và tìm kiếm cứu nạn trong vụ việc này, ngoài việc thông báo chậm 12 phút thì ACC HCM đã thực hiện đầy đủ quy trình dịch vụ báo động. Ngay sau khi mất tín hiệu của chiếc MH 370, ACC Hồ Chí Minh đã cố gắng thiết lập liên lạc với tổ bay nhưng không được. Cơ quan không lưu đã sử dụng các tần số khẩn nguy, yêu cầu tổ lái của các tàu bay khác hỗ trợ tìm kiếm và liên lạc với tổ bay MH 370 nhưng đều không được.
Khi hết giai đoạn hồ nghi, ACC Hồ Chí Minh đã chuyển sang giai đoạn báo động và liên lạc với các cơ quan kiểm soát vùng thông báo bay lân cận để tìm kiếm tàu bay mất tín hiệu. Việt Nam đã hoàn thành các trách nhiệm của một quốc gia điều hành vùng thông báo bay có khả năng chiếc MH 370 bay vào. Đặc biệt, Việt Nam đã rất chủ động, nỗ lực tìm kiếm trong giai đoạn đầu, điều này đã được cộng đồng hàng không thế giới đánh giá cao” - ông Thanh cho hay..
Cũng theo Cục trưởng Lại Xuân Thanh, việc thông báo chậm 12 phút không ảnh hưởng nhiều tới việc tìm kiếm chiếc tàu bay. Bởi phải 4 tiếng sau khi nhận được thông báo chính thức từ ACC Hồ Chí Minh về việc không nhận được tín hiệu tàu bay MH 370, cơ quan tìm kiếm cứu nạn quốc gia Malaysia mới chính thức phát đi yêu cầu tìm kiếm chiếc tàu bay mất tích. Sau đó 1 tiếng, Việt Nam mới chính thức nhận được thông tin của Malaysia qua việc nước này phát đi điện văn thông báo về việc tìm kiếm cứu nạn với tàu bay MH 370 tới các cơ quan hàng không của các nước liên quan.
Liên quan đến phát ngôn của phía Malaysia, Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho biết ngày mai (5/5) Cục Hàng không Việt Nam sẽ có văn bản gửi sang Malaysia để yêu cầu nhà chức trách hàng không nước này cung cấp thêm những thông tin và có sự giải thích rõ ràng, khách quan hơn về sự mất tích của chuyến bay MH370.
Trước đó, hôm 8/3, chiếc máy bay của Hãng hàng không Malaysia Airlines chở theo 239 hành khách cùng thành viên phi hành đoàn cất cánh từ Kualalumpur đi Bắc Kinh (Trung Quốc) đã bất ngờ mất tín hiệu gần 1 tiếng sau đó. Thời điểm máy bay mất tín hiệu được xác định là trước khi vào không phận Việt Nam.
Cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích với quy mô lớn đã được Việt Nam dốc tổng lực và triển khai nhanh chóng suốt 1 tuần liên tục nhưng không ghi nhận được dấu vết nào của chiếc máy bay này. Sau đó, máy bay Malaysia được cho là đã có những dấu hiệu đã chuyển hướng tới eo biển Malacca và ở vùng biển nam Ấn Độ Dương, vì thế cuộc tìm kiếm trong khu vực biển Việt Nam đã được tạm dừng và chuyển hướng, mở rộng phạm vi tìm kiếm.
Theo Dân Trí
Bài viết khác
Trân trọng giá trị của hòa bình
Ở một số quốc gia và khu vực, bom đạn vẫn rơi hằng ngày, xung đột, khủng bố, bạo lực gia tăng với phạm vi và tác động vượt ra khỏi biên giới quốc gia, phản ánh hòa bình, an ninh toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ bà con kiều bào tại Đan Mạch
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại Đan Mạch vào mối quan hệ giữa hai nước; luôn một lòng hướng về quê hương, đất nước.
Quốc hội xem xét công tác nhân sự trong tuần làm việc cuối Kỳ họp 8
Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam - Bulgaria
Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam - Bulgaria và bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc chuyến thăm Campuchia
Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn rời Phnom Penh, kết thúc tốt đẹp chuyến công du 4 ngày đầu tiên tới Campuchia trên cương vị mới.
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Chiều 24/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân Desislava Radeva đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường từ ngày 24 - 28/11/2024.
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ rõ, hòa bình không chỉ là việc không có chiến tranh, mà còn là sự tôn trọng, yêu thương và chia sẻ giữa các dân tộc, các quốc gia.
74 năm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác Việt Nam - Bulgaria
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 đến 28/11/2024.
Tổng thống Bulgaria bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11/2024.
Thông cáo báo chí số 24, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Thứ Bảy, ngày 23/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 24, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.