Theo đó, Kế hoạch nhằm: Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, đa dạng hoá các hình thức truyền thông, nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.

Công chức Quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm
Công chức Quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, trong đó tập trung các mặt hàng thực phẩm chế biến, thực phẩm bao gói sẵn, các mặt hàng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương như: rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo.

Thông qua công tác quản lý thị trường thực phẩm, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất và người tiêu dùng; kiến nghị những cơ chế chính sách và giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và thực hiện văn minh thương mại.

Công tác kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo trọng tâm, trọng điểm và theo quy định của pháp luật, đảm bảo kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm. 

Tập thể, cá nhân công chức phải chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định của pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành, nâng cao hiệu quả phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn phụ trách trong tuyên truyền pháp luật, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, xử lý vi phạm.

Thực hiện đầy đủ các nội dung trong Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 của tỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, thực hiện theo nguyên tắc vì chất lượng an toàn thực phẩm và chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất ngộ độc do sử dụng thực phẩm không an toàn.

Hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính chủ yếu trên cơ sở nội dung, đối tượng kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, ban hành (bao gồm cả định kỳ và chuyên đề nếu có), chú trọng triển khai các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Đồng thời, việc ban hành Kế hoạch cũng nhằm mục đích tham mưu UBND cấp huyện, thành phố thành lập Đội liên ngành hoặc chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, để thực hiện kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm, trọng tâm là thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương.

Nguyễn Kiên