Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang: Chống buôn lậu, hàng giả - nhiệm vụ thường xuyên, liên tục

Quý I/2024, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang chủ động phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra 209 vụ (tăng 51% so cùng kỳ năm 2023), xử lý 165 vụ hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả (tăng 71% so cùng kỳ năm 2023); xử phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng tịch thu và trị giá hàng tiêu hủy 2.181.286.000 đồng (tăng 37% so cùng kỳ năm 2023).Số tiền thu phạt nộp ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng.

Lực lượng quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường kiểm tra hàng hóa
Lực lượng quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường kiểm tra hàng hóa

Thủ đoạn vi phạm diễn biến phức tạp

Báo cáo của Cục Quản lý thị trường Bắc Giang cho biết, quý I, hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp. Các đối tượng vi phạm sử dụng các xe vận chuyển hàng lậu chạy với tốc độ cao vào ban đêm, với thủ đoạn manh động, khiến việc bắt giữ, xử lý của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn; việc kê khai hàng hóa không đúng số lượng, chủng loại còn diễn ra; ghi giá hàng hóa trong hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế của hàng hóa bán trên thị trường phức tạp.

Trên địa bàn nội địa, một số đối tượng kinh doanh trực tiếp đi các tỉnh mua hàng hóa do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ, sau đó dùng phương tiện của gia đình để vận chuyển hoặc chia thành nhiều bọc nhỏ gửi xe buýt vận chuyển về cất dấu trong nhà - khi bán thì bày lẫn với hàng hóa trong nước sản xuất. Khi lực lựng chức năng kiểm tra hàng hóa thực tế bày bán tại cửa hàng, các đối tượng này thường đối phó bằng cách xuất trình hóa đơn cũ từ nhiều năm trước, để hợp pháp hóa hàng lậu, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý.

Đối với hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, các đối tượng vẫn tập chung chủ yếu vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc như mặt hàng quần áo hãng Gucci, Chanel, Adidas, Nike...; tuy nhiên, việc xử lý các đối tượng này rất phức tạp, do lực lượng quản lý thị trường không có chức năng tạm dừng các phương tiện khi lưu thông mà phải cần phối hợp với các cơ quan chức năng khác.

Trên địa bàn nội địa, hàng hóa vi phạm vẫn còn bày bán ở một số chợ thuộc khu vực nông thôn với số lượng nhỏ lẻ, kinh doanh không cố định. Bên cạnh đó, một số đối tượng dùng mạng facebook, zalo để livestream quảng cáo bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa có thể để ở nơi khác, khi khách hàng đặt mua, các đối tượng thông qua khâu trung gian mang hàng hóa trả trực tiếp cho khách hoặc để hàng hóa tại nhà riêng, nên khó khăn cho công tác kiểm tra, bắt giữ. 

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang cũng chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm tra, xử lý như: Văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định cụ thể, chặt chẽ thế nào là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, từ đó công tác quản lý, xử lý đối với mặt hàng thuốc lá điện tử còn gặp khó khăn;  

Số lượng công chức Cục Quản lý thị trường tỉnh ngày càng giảm, do nghỉ chế độ hưu, nhưng chưa được bổ sung số lượng kịp thời để thực hiện nhiệm vụ;

Việc giám định mẫu mất nhiều thời gian, đối với vụ việc nhỏ số lượng hàng hoá thu giữ được ít cũng ảnh hưởng đến việc kiểm tra, xử lý vi phạm.

Qua đó, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đề nghị Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục bổ sung thêm công chức cho đơn vị, để thực hiện nhiệm vụ; mở các lớp tập huấn chuyên sâu về lĩnh vực thương mại điện tử, xăng dầu...

Lực lượng quản lý thị trường Bắc Giang phối hợp bắt giữ lô hàng hóa vi phạm
Lực lượng quản lý thị trường Bắc Giang phối hợp bắt giữ lô hàng hóa vi phạm

Chủ động đấu tranh, xử lý vi phạm

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Bắc Giang nhấn mạnh: "Công tác đấu tranh chống vấn nạn này cần thường xuyên, liên tục. Theo đó, quý I, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Cục Quản lý thị trường tỉnh chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nắm chắc tình hình, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ việc, đối tượng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không để xảy ra điểm nóng về hàng lậu, hàng giả".

Cục thường xuyên duy trì, trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp các đơn vị, địa phương của tỉnh phát hiện đấu tranh, xử lý kịp thời, hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thực hiện hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các phương tiện thông tin đại chúng; Cục thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng kịp thời động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân được khen thưởng, đồng thời lan tỏa, tạo động lực cho công chức thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bình ổn thị trường, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đơn vị thường xuyên trao đổi thông tin, chuyên môn, nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là phối hợp với Sở Công Thương tỉnh để kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu; phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế tỉnh kiểm tra xử lý mặt hàng thực phẩm, phân bón…

Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp đều được bàn bạc, thống nhất với các ngành phối hợp, để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Cục thường xuyên phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố trong công tác chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường trực thuộc thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn; Cục chỉ đạo các đội quản lý thị trường chủ động tham mưu cho UBND, Ban Chỉ đạo 389 huyện, thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường phối hợp công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Ngoài ra, Cục còn phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố để cung cấp thông tin, xác minh, xử lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Đồng thời, Cục tăng cường phối hợp các cơ quan báo chí trung ương và của tỉnh, kịp thời đưa tin và làm chương trình chuyên đề tuyên truyền về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trong đó, xây dựng và phát sóng truyền hình được 3 chuyên đề (mỗi tháng 1 chuyên đề) về kiểm soát hàng hóa không rõ nguồn gốc; thực hiện đợt cao điểm dịp Tết; tăng cường chống buôn lậu, kiểm soát thị trường dịp Tết Giáp Thìn; Cục biên tập và đăng tải được 93 tin, bài trên Cổng thông tin điện tử phản ánh các hoạt động của cơ quan; hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực của ngành.

Từ những kết quả đạt được, Cục Quản lý thị trường tỉnh xây dựng phương án, kế hoạch công tác trong thời gian tới như: Chủ động dự báo, nắm bắt tình hình theo lĩnh vực, địa bàn quản lý; tăng cường công tác chống đầu cơ, găm hàng, các quy định của pháp luật về giá nhất là đối với mặt hàng thiết yếu, mặt hàng xăng dầu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong các dịp lễ, tết.

Tổ chức thực hiện kiểm tra theo kế hoạch định kỳ, kiểm tra chuyên đề năm 2024 đã được phê duyệt hiệu quả.

Tăng cường công tác phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng liên quan của tỉnh và một số Cục Quản lý thị trường các tỉnh lân cận, để nâng cao hơn nữa trong triển khai thực hiện nhiệm vụ…

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.