Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn: Đẩy mạnh chống buôn lậu và hàng giả

Trong tháng 8, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đã quyết liệt triển khai nhiều kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường; đấu tranh có hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Cục trưởng Đặng Văn Ngọc đã dành thời gian trao đổi cùng phóng viên, xunh quanh vấn đề này.

Cục trưởng Cục QLTT Đặng Văn Ngọc
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn, Đặng Văn Ngọc

Xin ông cho biết thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh 8 tháng?

Trong 8 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh thương mại hàng hóa và dịch vụ thương mại diễn ra sôi động, do nhu cầu mua sắm hàng hóa phục vụ đời sống Nhân dân và nguyên nhiên vật liệu phục vụ tái sản xuất, sau đại dịch Covid-19, tăng so các tháng trước.

Hàng hóa lưu thông trên thị trường, đảm bảo chất lượng, đa dạng, phong phú về chủng loại, giá cả hàng hóa tương đối ổn định, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa, tăng giá, ép giá bất hợp lý. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường của Quản lý thị trường (QLTT), nhìn chung các tổ chức, cá nhân kinh doanh chấp hành tốt các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn, được duy trì thường xuyên và tăng trưởng khá, do Trung Quốc đã nối lại hoạt động thông quan hàng hóa và xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu từ ngày 8/1, đồng thời nới lỏng công tác phòng chống dịch Covid-19. Xuất nhập khẩu hàng hóa, chủ yếu tại các cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma và Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng.

Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cơ bản được kiểm soát, các lực lượng chức năng 2 bên biên giới tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Tuy nhiên, đầu tháng 8, xuất hiện một số trường hợp vận chuyển hàng hóa là thực phẩm đông lạnh xuất lậu qua đường mòn biên giới, tại một số khu vực thuộc huyện Lộc Bình; xuất lậu cây sầu riêng tại địa bàn huyện Tràng Định, các lực lượng chức năng đã kịp thời phát hiện và xử lý theo quy định.

Về gian lận thương mại qua xuất nhập khẩu hàng hóa, vẫn tiềm ẩn phức tạp, nhất là các hành vi khai sai về tên hàng, số lượng, chủng loại, mã số hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện...

Trong khu vực nội địa, gian lận thương mại, chủ yếu liên quan đến điều kiện kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ, nhãn sản phẩm hàng hóa, an toàn thực phẩm, đo lường, lĩnh vực giá; xuất hiện một số trường hợp vận chuyển hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ từ các tỉnh phía sau, lên tiêu thụ tại địa bàn Lạng Sơn với số lượng nhỏ…

Cục Quản lý thị trường đã triển khai công tác đấu tranh, xử lý vi phạm như thế nào; kết quả cụ thể của công tác đấu tranh trong thời gian qua?

Để đấu tranh, ngăn chặn, xử lý những vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, với vai trò cơ quan thường trực BCĐ389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường đã tham mưu BCĐ389 tỉnh ban hành Kế hoạch số 185/KH-BCĐ ngày 23/12/2022 của BCĐ389 tỉnh về việc cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; ban hành Kế hoạch số 06/KH-BCĐ389 ngày 11/1/2023 của BCĐ389 tỉnh về triển khai công tác đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 2023.

Cục Quản lý thị trường thường xuyên cập nhật thông tin, nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh, BCĐ389 tỉnh các giải pháp chỉ đạo thực hiện kiểm tra, kiểm soát công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác phối hợp các lực lượng triển khai biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó, tập trung chỉ đạo kiểm tra, xử lý việc kinh doanh xăng dầu, quần áo may sẵn, kiểm tra, xử lý hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn, phối hợp tuyên truyền pháp luật thương mại và văn minh thương mại, đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời giám sát, kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh xăng dầu; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm, thương mại điện tử; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; triển khai thực hiện tốt Kế hoạch kiểm tra định kỳ, chuyên đề năm 2023, Kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2023 đã được phê duyệt.

Kết quả, trong 8 tháng năm 2023, các đội quản lý thị trường trực thuộc đã thực hiện kiểm tra 1.860 vụ, số vụ vi phạm 1.292 vụ; tổng số tiền xử lý vi phạm hơn 10,2 tỷ đồng. Tính hết ngày 15/8, tổng số tiền xử lý vi phạm, nộp ngân sách nhà nước hơn 5,8 tỷ đồng. 

2/ Đội QLTT số 4 (Cục QLTT Lạng Sơn) kiểm tra hàng hóa vi phạm tại địa bàn huyện Hữu Lũng
Lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa vi phạm 

Vậy, Cục Quản lý thị trường đã có kế hoạch gì để đấu tranh hiệu quả với vấn nạn này?

Dự báo, thời gian tới, tình hình kinh doanh bất hợp pháp tại thị trường nội địa, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, do là thời điểm bước vào năm học mới (2023 - 2024), Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm các mặt hàng văn phòng phẩm, đồ dùng học tập, quần áo, thực phẩm sẽ gia tăng.

Trạm Kiểm soát liên hợp Dốc Quýt, trị trấn Đồng Đăng, Cao Lộc (Lạng Sơn) vừa giải thể, các đối tượng kinh doanh bất hợp pháp có thể lợi dụng tình hình mới để thực hiện các hành vi vi phạm liên quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên các phương tiện giao thông, nguy cơ gây phức tạp hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên thị trường nội địa.

Cục Quản lý thị trường triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể:

Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản của cấp trên về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, gắn với thực hiện nghiêm Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4/10/2022 của Bộ Công Thương về việc nâng cao trách nhiệm, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành;

Tiếp tục triển khai thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ gắn với triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 5/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 29/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường;

Tăng cường công tác quản lý địa bàn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật thương mại, văn minh thương mại; đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là nhóm hàng hóa thực phẩm, thực phẩm chức năng, văn phòng phẩm, đồ dùng học tập, quần áo may sẵn, vật tư nông nghiệp phục vụ vụ hè - thu 2023;

Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh khí và chiếm dụng vỏ chai LPG, chủ động phối hợp lấy mẫu, kiểm tra chất lượng xăng dầu; phối hợp các cơ quan chức năng rà soát địa bàn, nắm tình hình nộp thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử;

Cục Quản lý thị trường tiếp tục tham mưu lãnh đạo BCĐ389 tỉnh: 

Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát hoạt động chống buôn lậu của các đơn vị chức năng, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị thành viên; chỉ đạo các đơn vị thành viên, tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình của Trung ương và địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chấp hành tốt các quy định của pháp luật; nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn những sản phẩm hàng hóa an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;

Tăng cường công tác phối hợp, đảm bảo kịp thời, chặt chẽ trong thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn từ biên giới vào nội địa, từ nội địa lên biên giới, đặc biệt là lực lượng trực tiếp làm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

Nắm bắt, chia sẻ về chủ trương, chính sách, những thông tin mới để kịp thời có giải pháp tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và qua địa bàn tỉnh, nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trân trọng cảm ơn Cục trưởng!

Triệu Thành(Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Dự án đường Vành đai 3 TP. HCM chưa được thông qua
Dự án đường Vành đai 3 TP. HCM chưa được thông qua

Dù tìm được nguồn cát đắp nền phục vụ thi công dự án đường Vành đai 3 TP. HCM nhưng thủ tục khai thác chưa thông nên một số gói thầu chỉ thi công cầm chừng vì thiếu cát.

Mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch ngày 2/5
Mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch ngày 2/5

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 2/5 của các công ty chứng khoán.

Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa
Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng đón tiếp số lượng lớn du khách thăm quan, du lịch và lưu trú.

Chiến thắng 30/4 là nguồn cảm hứng cho các dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do
Chiến thắng 30/4 là nguồn cảm hứng cho các dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do

Đại diện Venezuela khẳng định, chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 đã, đang và sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các dân tộc trên thế giới đang đấu tranh vì độc lập, tự do, công bằng và tiến bộ xã hội.

Kim loại đồng sẽ vượt trội trước sự bùng nổ lĩnh vực xe điện
Kim loại đồng sẽ vượt trội trước sự bùng nổ lĩnh vực xe điện

Lĩnh vực xe điện toàn cầu đang được đầu tư rất nhiều nhằm góp phần hướng tới kịch bản phát thải ròng bằng 0 (Net-zero) vào năm 2050. Tuy nhiên, kim loại đồng, nguyên liệu đầu vào quan trọng của ngành công nghiệp xe điện, lại đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung và giá tăng cao. Xu hướng này vừa là thách thức, nhưng cũng vừa là động lực và cơ hội mới.

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 đạt doanh thu gần 18 tỷ đồng
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 đạt doanh thu gần 18 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ 26/4 đến 1/5), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 đã thu hút gần 56.000 lượt khách tham quan mua sắm, doanh thu đạt 17,9 tỷ đồng.