Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cục Sở hữu trí tuệ và nhiều điểm sáng trong công tác năm 2022

Năm 2022, hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ có nhiều điểm sáng trong công tác xây dựng pháp luật về sở hữu trí tuệ, hội nhập và hợp tác quốc tế, phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trong năm 2022, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã nỗ lực thúc đẩy hoạt động trên hầu hết các mặt, trong đó có các kết quả nổi bật như: Cục đã tiếp nhận được 78.480 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) (tăng 4% so với năm 2021), cấp 43.970 văn bằng bảo hộ SHCN (tăng 12,6% so với năm 2021); số lượng đơn liên quan đến văn bằng bảo hộ (VBBH) nộp vào Cục tăng 18% và kết quả xử lý các loại đơn sau cấp VBBH tăng 10% so với năm 2021.

Năm 2022, Cục SHTT đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT. Qua quá trình xây dựng, lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Luật đã được hoàn thiện để trình Quốc hội khóa XV thông qua vào ngày 16/06/2022 và Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố vào ngày 28/06/2022 để chính thức có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2023; việc triển khai Chiến lược SHTT quốc gia và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 giúp nâng cao vai trò, vị thế của hoạt động SHTT ở các Bộ, ngành và địa phương.

Công tác hội nhập và hợp tác quốc tế về SHTT được triển khai một cách chủ động và tích cực, theo đó, Cục tiếp tục tham gia đàm phán nội dung SHTT trong các FTA; duy trì và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, WIPO và các đối tác song phương. Cục đã thực hiện trao đổi Kế hoạch hợp tác về SHTT song phương dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lý Hiển Long trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước  đến Singapore; ký Thỏa thuận hợp tác về triển khai Chiến lược SHTT quốc gia với WIPO; tham gia triển khai các Dự án do WIPO bảo trợ như: Dự án Xây dựng Mạng lưới các Trung tâm Hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC), dự án Xây dựng môi trường kiến tạo về SHTT (IP-HUB), Dự án Hỗ trợ các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ SHTT, Dự án Mạng lưới trực tuyến dành cho Doanh nghiệp khởi nghiệp (EON)... Cục đã hỗ trợ đăng ký chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cà phê Buôn Ma Thuột tại Nhật Bản, hoàn thành việc xây dựng và công bố Biểu trưng CDĐL quốc gia... Trong năm 2022, Cục cũng đã tổ chức thành công chuỗi sự kiện và Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Cục SHTT.

Các kết quả nêu trên làm cho hoạt động của Cục SHTT ngày càng trở nên gắn kết với hoạt động của Chính phủ, Bộ KH&CN, các Bộ/ngành và địa phương, đưa SHTT trở thành một công cụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và quốc gia.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, khối lượng công việc của Cục rất lớn trong khi thiếu nhân lực và kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được giao; các nhiệm vụ về CNTT và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu công việc và điều kiện làm việc…

Để giải quyết những bất cập trên, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Lê Hồng cho biết, trong năm 2023, Cục SHTT sẽ tiếp tục hoàn thiện, trình Bộ trưởng Bộ KH&CN xem xét, phê duyệt Đề án Kiện toàn cơ cấu tổ chức và nhân lực của Cục và tổ chức triển khai Đề án sau khi được phê duyệt; tổ chức xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật; tiếp tục hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả Chiến lược SHTT quốc gia và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030; triển khai các Kế hoạch xử lý đơn sáng chế, nhãn hiệu và khiếu nại; xây dựng và ban hành các Quy chế tiếp nhận, xử lý đơn SHCN; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực SHCN và đẩy mạnh các dự án đầu tư công của Cục.

Bên cạnh đó, Cục cũng sẽ chủ động tham gia đàm phán và bảo đảm thi hành có hiệu quả nội dung SHTT trong các Hiệp thương mại quốc tế; đẩy mạng hoạt động hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn lực quốc tế nhằm triển khai Luật SHTT, Chiến lược SHTT quốc gia và nâng cao năng lực của Hệ thống SHTT; tăng cường hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo hộ quyền SHTT ở nước ngoài...

Năm 2022, Cục SHTT đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, thể hiện trên nhiều mặt công tác như: Công tác tiếp nhận, xử lý đơn SHCN; công tác xây dựng Luật SHTT, triển khai Chiến lược, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ; công tác hội nhập, hợp tác quốc tế về SHTT và hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở nước ngoài…

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….