Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp 1.609 để điều tra, truy tố, xét xử các đối tượng tham nhũng, tiêu cực

Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết: Cơ quan Kiểm toán đã cung cấp 1.609 hồ sơ, báo cáo, tài liệu cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra nhằm giúp cho các cơ quan chức năng đẩy nhanh hiệu quả hơn việc điều tra, truy tố, xét xử đến các đối tượng tham nhũng, tiêu cực.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Làm rõ số lượng kiến nghị kiểm toán không thực hiện được do vướng mắc chính sách pháp luật?

Các Đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước. Ảnh quochoi.vn.
Các Đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước. Ảnh quochoi.vn.

Hiện nay, mặc dù một số kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đúng pháp luật nhưng thực tế không thể thực hiện được do đối tượng kiểm toán không còn khả năng thực hiện hoặc do vướng mắc chính sách, pháp luật. Theo đại biểu, vướng mắc khi xác định trọng yếu, đánh giá rủi ro, yếu tố ngoại trừ khi đưa ra ý kiến kiểm toán trong báo cáo kiểm toán là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng báo cáo không cao.

Do đó, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết, trong tổng số 1069 văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung tại 1345 báo cáo kiểm toán có tỷ lệ thực hiện được bao nhiêu? Trong 663 báo cáo kiểm toán đã có kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tỉ lệ đã được xử lý như thế nào? Bao nhiêu kết luận, kiến nghị không thể thực hiện do vướng mắc chính sách pháp luật? Các giải pháp cụ thể để tháo gỡ các tồn tại, hạn chế, bất cập trên?

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận: Giải pháp việc chưa thực hiện kiến nghị kiểm toán?

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, một trong những nguyên nhân chưa thực hiện kiến nghị kiểm toán là do bên thứ ba. Do đó, đại biểu đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước làm rõ bên thứ ba là bên nào, là chủ thể nào? Để giải quyết việc chưa thực hiện các kiến nghị kiểm toán, đại biểu đề nghị cho biết trách nhiệm của đơn vị kiểm toán cũng như giải pháp của Kiểm toán nhà nước về vấn đề này?

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình: Giải pháp để Kiểm toán nhà nước tham gia phát hiện, phòng ngừa tham nhũng?

Nhiều vụ án tham nhũng cho thấy có sự cấu kết giữa doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước với một số cán bộ, công chức trong các dự án đầu tư công để trục lợi tài sản của Nhà nước. Tuy các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước không thuộc các đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước nhưng những vụ việc này đều liên quan tới sử dụng tài chính công, tài sản công và dự án đầu tư công. Vì vậy, đại biểu đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết sẽ có kiến nghị như nào để Kiểm toán nhà nước có thể tham gia phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn các vụ việc tương tự xảy ra thời gian tới?

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương
Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương tham gia chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước. Ảnh quochoi.vn.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú, Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang: Giải pháp khắc phục tình trạng kết luận kiến nghị kiểm toán không thực hiện được?

Đến nay, số lượng kết luận kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện còn lớn, trong đó đáng lưu ý có nguyên nhân chưa thực hiện thuộc về trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước. Đại biểu Nguyễn Danh Tú đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết việc xem xét trách nhiệm đối với các kết luận kiến nghị kiểm toán chưa đúng quy định cũng như các giải pháp khắc phục tình trạng kết luận kiến nghị kiểm toán không thực hiện được do chính trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước?

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời 

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi, Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, trong 5 năm qua (từ 2019-2023), Tổng Kiểm toán Nhà nước đã chuyển 19 vụ án có dấu hiệu tham nhũng sang cơ quan điều tra. 

Trong 5 năm qua, cơ quan Kiểm toán đã thực hiện kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo tài chính, trong đó có kiến nghị chuyển hồ sơ sang cho cơ quan điều tra 19 vụ án. Thế nhưng, không có nghĩa là vai trò về phòng, chống tham nhũng của cơ quan Kiểm toán hạn chế đi vì trong một trong những nhiệm vụ mà Tổng Kiểm toán Nhà nước hết sức coi trọng là việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để điều tra, đưa ra ánh sáng những hành vi tham nhũng, tiêu cực. 

Ngoài ra, trong 5 năm qua, cơ quan Kiểm toán cũng đã cung cấp 1.609 hồ sơ, báo cáo, tài liệu cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra nhằm giúp cho các cơ quan chức năng đẩy nhanh hiệu quả hơn việc điều tra, truy tố, xét xử đến các đối tượng tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Kiểm toán Ngõ Văn Tuấn trả lời chất vấn. Ảnh quochoi.vn
Tổng Kiểm toán Ngõ Văn Tuấn trả lời chất vấn. Ảnh quochoi.vn

Trong thời gian tới, Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ phối hợp kịp thời hơn, cung cấp các tài liệu đầy đủ hơn và tiếp tục theo dõi, đôn đốc và nâng cao nâng chất lượng các báo cáo kiểm toán để cho những phát hiện rõ hơn, thuận lợi hơn cho các cơ quan chức năng nhằm đưa ra ánh sáng những vụ tham nhũng, tiêu cực.

Câu hỏi của đại biểu Hà Đức Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai về trách nhiệm của cơ quan Kiểm toán nếu như mà các đơn vị được kiểm toán không bị phát hiện ra sai phạm cho đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc thì phát hiện ra các sai phạm, thất thoát, tham nhũng tài sản của Nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn khẳng định, Điều 68 Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định rất rõ trách nhiệm của cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra. 

Trong trường hợp cơ quan thanh tra, điều tra không phát hiện sai phạm mà đến khi cơ quan chức năng vào làm tiếp mà phát hiện ra sai phạm thì tại Điều 68 đã quy định rất là cụ thể. Đối với những báo cáo kiểm toán đã phát hành mà không phát hiện sai phạm nhưng đến khi cơ quan chức năng vào làm cùng nội dung, cùng kiểm toán mà sát phát hiện ra sai phạm thì cần phải làm rõ trách nhiệm. Nếu có lỗi thì phải xử là tùy theo mức vi phạm để xử lý theo trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm hành chính. Đây là quy định rất là rõ về trách nhiệm và khi phát hiện ra sai phạm thì theo quy định của Luật thì phải làm rõ trách nhiệm của cá nhân và tập thể...

 Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, trong 4 nguyên nhân chậm thực hiện kết luận, kiến nghị của kiểm toán, lý do thứ nhất là kiến nghị của kiểm toán chưa tâm phục, khẩu phục và đơn vị được kiểm toán đang khiếu nại theo quy định của luật; thứ hai là có những kết luận, kiến nghị kiểm toán đúng nhưng không thể thực hiện được; thứ ba là đơn vị chưa thực hiện.

Ảnh quochoi.vn
Ảnh quochoi.vn

Trong đó, đối với nguyên nhân kiến nghị chưa chính xác, chưa tâm phục, khẩu phục đang khiếu nại, thời gian tới Kiểm toán Nhà nước sẽ nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán. Trong đó, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; nâng cao năng lực, trình độ của kiểm toán viên; tăng cường kiểm tra, giám sát; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các đoàn kiểm toán. 

Đối với kiến nghị kiểm toán đến nay vẫn chưa thực hiện, do có những kiến nghị mà đơn vị được kiểm toán đã giải thể, phá sản, pháp nhân về hưu, chết hoặc mất tích. Đây cũng là một trong những tồn tại, hạn chế của Luật Kiểm toán đang tiến hành tổng kết theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh toàn khóa, hy vọng sau khi Luật được sửa đổi, bổ sung sẽ khắc phục những tồn tại, hạn chế vừa nêu.

Về giải pháp đẩy mạnh phòng chống tham nhũng tiêu cực, mà không giảm tính năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, Tổng Kiểm toán nhà nước cho rằng, cần làm tốt 03 việc: Xây dựng được thiết kế phòng ngừa hiệu quả, chặt chẽ để không thể tham nhũng; Xây dựng thiết chế về phát hiện, xử lý nghiêm minh, để không dám tham nhũng; Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý để không muốn, không cần tham nhũng. 

Trả lời câu hỏi của đại biểu về hạn chế tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn nêu rõ, thời gian tới sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm, nâng cao trình độ năng lực; đặc biệt là hoàn thiện thể chế để quy định rõ từng nhiệm vụ của từng công chức; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, lượng hóa công tác đánh giá…

PV (lược ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 3/7
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 3/7

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 3/7 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 3/7
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 3/7

Một số cổ phiếu cần quan tâm phiên 3/7 của các công ty chứng khoán.

Điện lực Nam Định tặng quà động viên 2 tổ xung kích tham gia hỗ trợ dự án đường dây 500kV mạch 3
Điện lực Nam Định tặng quà động viên 2 tổ xung kích tham gia hỗ trợ dự án đường dây 500kV mạch 3

Mới đây, đại diện Công ty Điện lực Nam Định đã xuống tận nơi vị trí 2 tổ xung kích để gặp mặt, trao quà động viên lực lượng xung kích đã ngày đêm bám công trường, cố gắng hoàn thành dự án đường dây 500kV mạch 3.

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong 6 tháng đầu năm 2024
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong 6 tháng đầu năm 2024

Chiều 2/7, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ quý II cung cấp thông tin tình hình kinh tế - xã hội của địa phương 6 tháng đầu năm 2024. Các đồng chí: Phan Thế Huy, Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Ngô Duy Đông, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Hoàng Mạnh Du, Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì buổi họp báo.

Sở Y tế Hải Phòng cảnh báo thuốc giả Viên hoàn cứng GAI CỐT HOÀN
Sở Y tế Hải Phòng cảnh báo thuốc giả Viên hoàn cứng GAI CỐT HOÀN

Sở Y tế Hải Phòng vừa có công văn số 2314/SYT-NVD ngày 1/7/2024 gửi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thành phố về việc thuốc giả Viên hoàn cứng GAI CỐT HOÀN.

Không buôn bán và sử dụng thuốc giả VIÊM MŨI XOANG
Không buôn bán và sử dụng thuốc giả VIÊM MŨI XOANG

Theo thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng, Sở vừa có công văn số 2310/SYT-NVD ngày 1/7/2024 gửi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thành phố về việc thuốc giả Viên hoàn cứng VIÊM MŨI XOANG