Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cung ứng đủ vốn cho nông nghiệp, Agribank góp phần đẩy lùi tín dụng đen

Nguồn vốn của Agribank thông qua các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ đã hỗ trợ tích cực quá trình sản xuất kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần hạn chế tín dụng đen.

Trải qua 30 năm kiên định theo đuổi mục tiêu phát triển “Tam nông”, đặc biệt sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nguồn vốn của Agribank thông qua các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ đã hỗ trợ tích cực quá trình sản xuất, kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần hạn chế tín dụng đen,... đóng góp vào việc thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững.

Từ thực tiễn đầu tư, phục vụ nông nghiệp, nông thôn, trong 30 năm phát triển của mình, Agribank đã nhiều lần chủ động đề xuất sáng kiến, xây dựng đề án, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách tín dụng trong cho vay nông nghiệp, nông thôn nhằm tháo gỡ rào cản, góp phần khơi thông nguồn vốn cho phát triển “Tam nông”. 

 Từ một sáng kiến cho vay hộ nghèo...

 Những năm 1990 được xem như thời điểm sinh mệnh của Agribank khi phải đứng trước sự lựa chọn hoặc tồn tại hoặc phá sản trong bối cảnh buộc phải đối mặt với cuộc chiến kinh tế thị trường mà hành trang trong tay là nguồn vốn ít ỏi, bộ máy lại cồng kềnh và yếu kém về nhiều mặt.

Quyết định sự tồn tại của mình bằng việc kiên định lựa chọn gắn bó, đồng hành với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đến nay, sau chặng đường 30 năm xây dựng - phát triển và lớn mạnh cùng đất nước, những thành tựu to lớn Agribank đóng góp cho khu vực “Tam nông” và nền kinh tế đất nước là minh chứng rõ nét nhất cho thấy sự lựa chọn đó là đúng đắn.

Đây cũng chính là thời điểm “khai sinh” ra sáng kiến về cơ chế chính sách mang tính thành tựu của Agribank với đề xuất thành lập “Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo thiếu vốn sản xuất” do Agribank quản lý và giải ngân, là tiền đề để Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo trực thuộc Agribank, tiền thân của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) ngày nay, đã khẳng định những đóng góp lớn của Agribank trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm, Agribank duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động. Riêng trong 3 năm gần đây, Agribank duy trì số tiền gửi tại NHCSXH bình quân 20.000 tỷ đồng để NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. 

 Sẵn sàng vốn cho phát triển “Tam nông”

 Bám sát định hướng, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, trong suốt 30 năm qua, Agribank tập trung mọi nguồn lực triển khai cho vay đầu tư phát triển lĩnh vực “Tam nông”. Đến nay dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1.000.000 tỷ đồng với gần 4 triệu khách hàng, trung bình dư nợ tăng trưởng 13%/năm, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt trên 664 nghìn tỷ đồng, tỷ trọng cho vay NNNT luôn được duy trì ở mức trên 70% tổng dư nợ và trên 50% thị phần tín dụng ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này.

Agribank đã triển khai đồng bộ các giải pháp, ban hành kịp thời các cơ chế chính sách, các sản phẩm cho vay linh hoạt, cải tiến về hồ sơ, thủ tục, bố trí kịp thời nguồn vốn trong đó chủ yếu nguồn vốn thương mại tự huy động, phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội,…

Tính đến nay, dư nợ Agribank cho vay nông thôn mới đạt trên 422 nghìn tỷ đồng với gần 3 triệu khách hàng; Cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại toàn bộ 27 tỉnh ven biển đạt trên 5.400 tỷ đồng với 622 tàu (chiếm gần 60% tổng số tàu của toàn bộ chương trình); Cho vay ưu đãi lãi suất hơn 12.200 tỷ đồng đối với toàn bộ các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP;... 

Cung ứng đủ vốn cho nông nghiệp, Agribank góp phần đẩy lùi tín dụng đen - Hình 1

 Agribank đã triển khai đồng bộ các giải pháp, các sản phẩm cho vay linh hoạt, cải tiến về hồ sơ, thủ tục, bố trí kịp thời nguồn vốn cho người dân

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số khó khăn, dẫn đến những rào cản nhất định đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình trong quá trình tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.

Vì vậy, mong muốn chung của Agribank cũng như các tổ chức tín dụng và nhiều doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là sớm được sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách trong cho vay nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ, với kỳ vọng mang đến những điểm mới phù hợp thực tiễn sẽ tạo cú hích trong đầu tư, phát triển nông nghiệp.

 Ngày 07/9/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55 với nhiều đột phá trong tình hình mới như nâng mức cho vay không có tài sản sản bảo đảm; Cơ chế xử lý tháo gỡ khi gặp khó khăn, rủi ro; Hành lang pháp lý cho vay theo chuỗi liên kết, nông nghiệp sạch.

Điều này cho thấy sự quyết tâm mạnh mẽ, đồng bộ của Chính phủ trong việc đẩy mạnh đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW Ban chấp hành Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời cho thấy một hướng đi tất yếu trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp hàng hóa bền vững, hiệu quả, gia tăng giá trị.

Với vai trò là một trung gian tín dụng, sẵn sàng tiên phong, chủ lực trong triển khai chính sách tín dụng về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhằm chuẩn bị các điều kiện để thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách này, Agribank đã triển khai hướng dẫn, rà soát, sửa đổi, tập huấn các văn bản quy định liên quan đến các chi nhánh trong toàn hệ thống. Agribank tập trung phát triển trên 200 sản  phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng, trong đó trên 30 sản phẩm tín dụng đa dạng sẵn sàng cung cấp đến 4 triệu khách hàng hiện có và 20 triệu khách hàng tiềm năng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vốn hợp pháp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu đời sống.  

Là doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Agribank cam kết tiếp tục chủ động chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay nông nghiệp, nông thôn, quan tâm đến việc đổi mới phương thức cho vay, cải tiến quy trình, đơn giản thủ tục cho vay, tiết kiệm chi phí cho vay để hạ lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội để đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc phát triển “Tam nông”; đồng thời xác định vẫn lấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn là địa bàn chiến lược và khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là phân khúc chính trong hoạt động tín dụng của Agribank. 

Nói không với tín dụng đen

Nhận thức trách nhiệm của một định chế tài chính lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định không đứng ngoài cuộc trước hiện tượng tín dụng đen có xu hướng gia tăng và hoành hành ở một số làng quê.

Điều đó, thể hiện nỗ lực cùng Chính phủ và ngành Ngân hàng hạn chế tín dụng đen, Agribank tích cực phối hợp chặt chẽ với cấp Ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… thông qua hình thức cho vay qua tổ nhóm để chuyển tải nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của người dân.

Cung ứng đủ vốn cho nông nghiệp, Agribank góp phần đẩy lùi tín dụng đen - Hình 2

 Việc hình thành các tổ vay vốn và đưa dịch vụ ngân hàng thông qua điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng là một cách làm sáng tạo của Agribank nhằm hạn chế tín dụng đen

Với 55.000 tổ vay vốn, gần 1,4 triệu khách hàng, dư nợ đạt trên 110 nghìn tỷ đồng tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước, Agribank đã triển khai mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, được xem là một kênh dẫn vốn hiệu quả của Agribank với chi phí thấp, giảm thời gian đi lại, đồng thời phát triển thêm công cụ đầu tư để giảm bớt tín dụng đen, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Thí điểm hoạt động từ cuối năm 2017 và chính thức triển khai từ tháng 1/2018, Đề án điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của Agribank đã triển khai thành công giai đoạn I với 68 xe, thực hiện trên 2.000 phiên giao dịch, phục vụ gần 300 nghìn khách hàng trên địa bàn 300 xã, tại 68 huyện thuộc 60 tỉnh, thành phố. Trong thời gian tới, Agribank định hướng tiếp tục triển khai Điểm giao dịch lưu động  đến 50% số xã, huyện trên toàn quốc nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Có thể nói, việc hình thành các tổ vay vốn và đưa dịch vụ ngân hàng thông qua điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng nhằm giúp người dân tiếp cận vốn vay và các dịch vụ ngân hàng là một cách làm sáng tạo của Agribank.

Cùng với dòng vốn tín dụng tiêu dùng đã đầu tư, năm 2019, Agribank sẽ xem xét bố trí nguồn vốn khoảng 10 nghìn tỷ đồng để cho vay mục đích tiêu dùng hợp pháp, trong đó có các nhu cầu vốn cấp bách trong thời gian ngắn với thủ tục nhanh gọn hướng tới rộng rãi đối tượng khách hàng là bà con tại khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ, nguồn vốn Agribank đã góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn, từng bước thực hiện thành công đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam. Agribank sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng được pháp luật cho phép.

Nói không với tín dụng đen, Agribank kiên quyết xử lý đối với những cán bộ trực tiếp hoặc gián tiếp, các cá nhân, bộ phận buông lỏng quản lý, không kiểm tra giám sát để tín dụng đen ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụng truyền thống của Ngân hàng.

Bảo Linh

Bài liên quan

Tin mới

Bao giờ cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA được thực hiện?
Bao giờ cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA được thực hiện?

Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Trần Việt Hòa cho biết, thời gian qua nhiều nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế và khách hàng sử dụng điện bày tỏ sự quan tâm tham gia cơ chế DPPA và mong muốn Chính phủ Việt Nam sớm ban hành cơ chế này.

Phú Yên tạm giữ 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép
Phú Yên tạm giữ 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên cho biết: Đơn vị vừa kiểm tra, phát hiện một vụ vận chuyển hàng hóa trái phép với số lượng lớn. Theo đó, 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép đã bị tạm giữ.

Thành phố Hạ Long: Khắc phục tình trạng thiếu bãi đỗ xe
Thành phố Hạ Long: Khắc phục tình trạng thiếu bãi đỗ xe

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long có trên 32.000 phương tiện xe ô tô các loại nhưng các điểm, bãi đỗ xe mới đáp ứng được khoảng 20.000 xe. Để giải quyết vấn đề thiếu bãi đỗ xe, nhiều giải pháp linh hoạt đang được thành phố tích cực triển khai.

Kiểm tra, thu giữ gần 550 kg nầm lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Kiểm tra, thu giữ gần 550 kg nầm lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Trong 2 ngày 23, 24/4, Đội Quản lý thị trường số 8 (QLTT) phối hợp với Chi cục Hải quan Hoành Mô kiểm tra, thu giữ 550 kg nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, bốc mùi hôi.

Tỷ giá USD hôm nay 25/4: Tăng nhẹ trở lại
Tỷ giá USD hôm nay 25/4: Tăng nhẹ trở lại

Rạng sáng 25/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 1 đồng, hiện ở mức 24.274 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,15%, đạt mốc 105,82.

Giá cà phê hôm nay 25/4: Vượt mốc 130.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 25/4: Vượt mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 25/4 tiếp tục tăng, trong khoảng 131.500 - 131.500 đồng/kg.